Danh mục: Bài viết

Thời khóa biểu trại hè 2018

Thời khóa biểu trại hè  2018

Lịch  hoạt động một ngày bán trú:

  • 7h30 đón trẻ.
  • 8h30 – 10h học môn chính
  • 10h15 – 11h hoạt động nhóm
  • 11h – 11h 30 vệ sinh ăn trưa
  • 11h45 – 14h nghỉ trưa.
  • 14h – 14h30 vệ sinh cá nhân ăn nhẹ
  • 14h30 – 16h học môn chính
  • 16h -18h các môn hoạt động

 

Lịch hoạt động các bộ môn

Hoạt động Mỹ thuật Âm nhạc Hoạt động

nhóm

Nghệ thuật truyền thống Dã ngoại
Thứ 2 8h30 – 10h

14h30 – 16h

8h30 – 10h

14h30 – 16h

10h15- 11

16h – 18h

   
Thứ 3 8h30 – 10h

14h30 – 16h

8h30 – 10h

14h30 – 16h

16h – 18h    
Thứ 4 8h30 – 10h

14h30 – 16h

8h30 – 10h

14h30 – 16h

16h – 18h 8h30 – 10h

14h30 – 16h

 
Thứ 5 8h30 – 10h

14h30 – 16h

8h30 – 10h

14h30 – 16h

16h – 18h    
Thứ 6 8h30 – 10h

14h30 – 16h

8h30 – 10h

14h30 – 16h

16h – 18h    
Thứ 7     16h – 18h 8h30 – 10h

14h30 – 16h

8h30 – 10h

 

 

Lớp vẽ cơ thể người với than chì và sơn dầu
Lớp vẽ cơ thể người với than chì và sơn dầu

Lớp vẽ cơ thể người với than chì và sơn dầu

Một không gian đặc biệt với người mẫu, than chì và sơn dầu, được tạo ra dành cho họa sĩ, học sinh, sinh viên và những ai yêu thích mỹ thuật hàm lâm.
Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ths. Hs. Vũ Xuân Tình Giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Số lượng 15 hv/lớp
Hãy đăng ký sớm để nhận được ưu đãi 15%
Danh sách sẽ được chốt theo thứ tự thời gian đăng ký và đóng phí trước 30/12/2017
Lịch vẽ: bắt đầu ngày 7/1/2018
Thời gian:
8h – 11h30 và 13h45 – 17h cn hàng tuần
19h – 21h30 tối t2, tối t4, tối t6
Mọi vật tư phục vụ vẽ đã có sẵn mọi người chỉ việc đi người không và mang tranh về
Phí 250k/ buổi đóng 10 buổi/Lần
* link đăng ký giữ chỗ vào lớp
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSejuQVBPvsrO9pW2adSbSK7r6YZG2jG3LeUcQaAzwlPnbJDDA/viewform

Khai giảng lớp điêu khắc cơ bản
Khai giảng lớp điêu khắc cơ bản

Chương trình:

Đối tượng học viên:.Dành cho những cho các bạn đam mê và muốn trở thành nhà điêu khắc chuyên nghiệp độ tuổi từ 10 tuổi +

Môn học:

1 – Tượng Tròn nghiên cứu: + Nặn Tượng chân dung, + Nặn Tượng toàn thân, + Nặn Phù điêu cơ thể người.
2 – Sáng tác Điêu khắc (bố cục tạo hình trong điêu khắc)

3 – Điêu khắc ứng dụng:

4 – Giải phẫu tạo hình( nghiên cứu giải phẫu xương, cấu trúc, cơ thể người)
5 – Hình Họa ( hình khối, chân dung, toàn thân)

6 – Kỹ thuật chất liệu: tượng gỗ, đá, đúc đồng, gốm, composite.
7 – Thưởng thức nghệ thuật (Tiếp cận lịch sử Mỹ thuật – Tiếp cận đánh giá tác phẩm nghệ thuật)

Học phí:

Học phí 2.400.000VNĐ/khóa 3 tháng (Tuần 1 buổi)
 Miễn phí buổi học thử đầu tiên (vui lòng Gọi điện để đăng ký trước :0947494720)
 Được hỗ trợ một phần học liệu tại lớp
 Phương pháp dạy kèm cặp từng học viên nên có thể đăng ký tham gia học ngay mà không phải chờ đủ lớp.

Xem lịch học các bộ môn

Hoạt động ngoại khóa:

Căn cứ theo chương trình và yêu cầu cụ thể từng bài có hay không đi thực tế lấy tư liệu

 Tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc
 Đi thực tế lấy tư liệu học tập và sáng tác

Tinh thần và vẻ đẹp Pháp trong hội họa

Nước Pháp có thể đau buồn, nhưng tinh thần Pháp không khuất phục. Trong lúc nước Pháp đang trải qua sự tang thương, hãy cùng nhìn lại một họa phẩm nổi tiếng của nền mỹ thuật Pháp, để thấy trong đó trọn vẹn cả tinh thần và vẻ đẹp Pháp.

Vẻ đẹp của “Nữ thần Tự do dẫn dắt người dân”

Trong lịch sử các tác phẩm hội họa kinh điển của nền mỹ thuật Pháp, bức “La Liberté guidant le peuple” (Nữ thần Tự do dẫn dắt người dân) của danh họa Pháp Eugène Delacroix luôn được xem là tác phẩm đắt giá, ghi lại được tinh thần của Cách mạng Pháp.

Bức tranh có kích thước lớn (260 cm × 325 cm) được treo tại bảo tàng Louvre. “Nữ thần Tự do dẫn dắt người dân” là một tác phẩm đầy sức nặng, khắc họa lại một trang sử của nước Pháp.

Trong khi đa phần các tác phẩm hội họa khắc họa lại một câu chuyện lịch sử thường đi theo hướng cụ thể hóa sự kiện, diễn biến, thì bức tranh này lại mang tính khái quát, biểu tượng, trong đó, người ta thấy được tinh thần Pháp, vẻ đẹp Pháp và bà mẹ Pháp – Nữ thần Tự do của người Pháp, nhân vật biểu tượng mà họ gọi bà bằng một cái tên cụ thể – Marianne.

Khi nước Pháp hôm nay phải đối diện với những cuộc khủng bố đẫm máu xảy ra liên tiếp, khiến cả thế giới bàng hoàng, sửng sốt, có thể đâu đó chúng ta bắt gặp sự xuất hiện trở lại của bức tranh mang ý nghĩa biểu tượng này, một bức tranh chứa đựng nhiều thông điệp về nước Pháp.

Bức “Nữ thần Tự do dẫn dắt người dân” khắc họa lại sự kiện Cách mạng Tháng 7 (1830) của nước Pháp, nhưng khi bình luận về bức tranh này, người ta thường nhìn nhận sự kiện như một cái cớ để danh họa Delacroix sáng tác, còn bản thân bức tranh đã vượt ra khỏi ý nghĩa của một sự kiện cụ thể, để vươn lên tầm vóc của một bức tranh khái quát nên những biểu tượng lớn lao của nước Pháp.

Bức tranh của Delacroix khắc họa một bối cảnh hỗn loạn xảy ra trong Cách mạng tháng 7 (1830), cho tới nay, đây vẫn được xem là tác phẩm hội họa thâu tóm tốt nhất tinh thần và cảm nhận về Cách mạng Pháp.

Tinh thần và vẻ đẹp Pháp gói ghém trong hình ảnh người phụ nữ

Trong bức tranh, ấn tượng nhất chính là hình ảnh người phụ nữ – hiện thân của Nữ thần Tự do. Chiếc váy của nàng rơi xuống, để lộ bầu ngực đẹp. Trên một tay, nàng cầm lá cờ tự do ba màu (nay là quốc kỳ Pháp), động tác đầy sức mạnh, nàng như lãng quên tất cả những hỗn loạn xung quanh, sẵn sàng dấn bước. Một tay còn lại, nàng cầm khẩu súng trường sẵn sàng chiến đấu với những kẻ thù của sự tự do.

Cái tài của Delacroix chính là pha trộn được chất thực và ảo trong cùng một bức tranh, để vừa khắc họa lại sự kiện cụ thể vừa khái quát một câu chuyện lớn lao. Delacroix vốn theo trường phái lãng mạn, và ngay cả trong một bức họa dữ dội về đề tài lịch sử, ông vẫn không thể bỏ quên sự lãng mạn đầy chất Pháp. Bằng nét cọ điêu luyện của mình, Delacroix đã không chỉ khắc họa lịch sử mà còn khiến người xem “thưởng thức” lịch sử.

Sự say mê, tính thẩm mỹ, sự lãng mạn được đưa vào một khoảnh khắc lịch sử. Trong tác phẩm của Delacroix, vị Nữ thần Tự do mà người Pháp tôn thờ được khắc họa thật sống động, uy nghi và gợi cảm.

Vì vậy, bức họa của Delacroix đã trở thành tác phẩm đáng kể nhất trong những bức họa sáng tác về đề tài Cách mạng Pháp, cũng là bức họa đáng kể nhất khắc họa nàng Marianne – Nữ thần Tự do của người Pháp.

Delacroix bắt đầu vẽ bức tranh này vào mùa thu năm 1830. Trong một lá thư gửi tới cho người anh trai, khi đang trong quá trình thực hiện bức tranh, Delacroix đã viết: “Tâm trạng ủ dột của em đã tan biến nhờ việc say mê sáng tác. Em đang bắt tay vào một đề tài đương đại – một chướng ngại đấy. Nếu em đã không thể tham gia chiến đấu cho đất nước này, vậy thì ít nhất, em sẽ dùng cây cọ của mình để khắc họa bà ấy”.

Trong lá thư, có thể thấy Delacroix dùng danh xưng “bà ấy”, chính để chỉ nữ nhân vật xuất hiện trong bức họa của ông. Trong tranh, ông khắc họa Nữ thần Tự do của nước Pháp như một biểu tượng thần thánh, nhưng người ta cũng có thể nhìn thấy ở đó một phụ nữ mạnh mẽ của cuộc sống đời thường bình dị, với chân trần và cả… ngực trần, nàng quả quyết bước lên phía trước, như thể sắp bước ra khỏi bức họa để bước vào thế giới của người xem tranh.

Sau này, bức tranh còn được cho là đã gây được tầm ảnh hưởng tới quá trình sáng tác cuốn tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của đại văn hào Victor Hugo. Trong đó, hình ảnh cậu bé ở bên góc phải bức tranh khiến người ta tin rằng đã truyền cảm hứng cho Victor Hugo sáng tạo nên nhân vật cậu bé lang thang Gavroche (Ga-vơ-rốt).

Nước Pháp có thể đau buồn, nhưng tinh thần Pháp không khuất phục. Ngay cả trong những cuộc chuyển mình trọng đại của lịch sử, người Pháp vẫn không bỏ quên sự lãng mạn và cái Đẹp, tinh thần ấy chỉ có thể gọi là… tinh thần Pháp – đất nước của tình yêu, ánh sáng và nghệ thuật.

ST.

Tết Trung thu các nước khác nhau như thế nào?
Tết Trung thu các nước khác nhau như thế nào?

Tết trung thu không chỉ có ở riêng Việt Nam mà còn có ở nhiều quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,… Và ở mỗi quốc gia trung thu lại có những đặc trưng riêng.

Trung Thu là một trong những dịp lễ hội được mong đợi nhất tại Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á. Tuy nhiên phong tục và ý nghĩa của ngày lễ Trung Thu ở mỗi quốc gia lại khác nhau.

Nhật Bản – không ăn bánh nướng, bánh dẻo

Nhật Bản chào đón Tết Trung thu vào ngày 15/8 Âm lịch hàng năm, và người dân Nhật thường gọi là Lễ hội ngắm trăng. Đối với người dân đất nước mặt trời mọc, đây là lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn nhất.

Người Nhật Bản ăn Bánh nếp vào Trung thu thay vì bánh nướng, bánh dẻo như Việt Nam

Tuy nhiên, người Nhật lại không ăn bánh nướng, bánh dẻo mà chọn thưởng thức Tsukimi Dango – một loại bánh nếp hình tròn, màu trắng như tuyết. Vào lễ hội này, người Nhật thường tổ chức ngắm trăng tại những nơi có thể nhìn thấy trăng tròn, sáng rõ nhất và ăn những món ăn cổ truyền. Theo phong tục, người dân bày bánh thành một mâm lớn, để trước thềm để vừa có thể ngắm trăng vừa thưởng thức.

Hàn Quốc – về quê thăm người thân

Tết Trung Thu ở “xứ củ sâm” có tên gọi là tết Chuseok (lễ tạ ơn). Đây là lễ hội mừng vụ mùa bội thu và cảm tạ tổ tiên của người Hàn Quốc. Vào dịp này, những người đi xa đều quay trở về quê hương để đoàn tụ và cùng thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh songpyeon (bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm) và uống rượu sindoju.

Tết Trung thu ở Hàn Quốc được coi như một lễ tạ ơn 

Vào ngày này, người Hàn thường sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo… để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên.

Đây là dịp lễ lớn đối với người dân Hàn Quốc nên họ thường được nghỉ 3 ngày liên tiếp. Các nhãn hàng cũng tranh thủ cơ hội này để tổ chức những đợt giảm giá lớn trước Tết trung thu 1 tháng để kích thích người dân mua sắm.

Singapore – Trung thu là dịp để đi du lịch

Đây là dịp để cộng đồng người Hoa tại Singapore thể hiện góc văn hóa giàu có và đa dạng của mình tại khu Chinatown với những chiếc đèn lồng đầy màu sắc. Đối với họ, Trung thu là dịp để kết nối tình cảm, thể hiện lòng biết ơn. Người Singapore thường tặng bánh Trung thu cho người thân, bạn bè, đối tác thay cho lời chúc phúc và hỏi thăm. Tuy nhiên, họ không đoàn tụ với gia đình trong ngày này mà chọn cách du lịch, thư giãn tinh thần.

Người Singapore thường tặng bánh Trung thu cho người thân, bạn bè, đối tác thay cho lời chúc phúc và hỏi thăm

Malaysia và Lễ hội Bánh trung thu, lễ hội đèn lồng

Ở Malaysia ngoài lễ hội Bánh Trung thu (19-21/9) còn có lễ hội đèn lồng vào ngày 16/9. Dịp này, phố phường đều được trang trí bởi hàng trăm, hàng ngàn chiếc đèn lồng sặc sỡ. Đây là dịp để người dân Malaysia và du khách ra đường hòa mình vào không khí tưng bừng của ngày lễ.

Ngắm trăng, treo đèn lồng, thưởng thức bánh nướng là một tập quán truyền đời của người Hoa ở Malaysia vào dịp Trung thu

Người Hoa ở Malaysia thường ngắm trăng, treo đèn lồng và thưởng thức bánh nướng như một tập quán truyền đời vào dịp Trung thu. Bên cạnh đó, cộng đồng người Hoa ở Kuala Lumpur còn tổ chức những hoạt động vô cùng náo nhiệt như: múa lân, rước đèn lồng cùng các biểu tượng Hằng Nga, chú Cuội,…

Campuchia ăn Tết Trung thu vào tháng 12 Phật lịch

Không giống nhiều quốc gia châu Á khác, người Campuchia không ăn mừng lễ Trung Thu vào tháng 8 âm lịch mà thực hiện vào giữa tháng 12 theo Phật Lịch của đất nước này.

Lễ hội này có tên là “Bái nguyệt tiết”, tức “Lễ hội vái lạy mặt trăng” để cầu nguyện phước lành đến với mọi người. Khi ánh trăng vừa nhô lên khỏi những tán cây, người dân nước này sẽ bái nguyệt với tất cả lòng thành của mình.

Lễ vật cúng trăng gồm có hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt và nước mía. Sau khi bái nguyệt xong, mọi người sẽ lấy gạo dẹt cho vào miệng trẻ con, đến khi nào không thể cho thêm được nữa mới thôi.

Người Campuchia quan niệm rằng việc làm đó sẽ cầu cho trẻ nhỏ được ăn uống khỏe mạnh, cuộc sống sung túc, viên mãn sau này.

Trung Quốc – Trung thu là Tết đoàn viên

Tết Trung Thu của Trung Quốc được tổ chức vào ngày 15/8 và được gọi với nhiều cái tên như Thu tiết, Bát Nguyệt tiết, Bát Nguyệt Hội, Nguyệt tiết… Người Trung Quốc rất xem trọng sự sum họp, đoàn viên của gia đình trong dịp Tết Trung Thu. Họ thường tổ chức múa rồng lửa để cầu mong sự may mắn, thịnh vượng.

Giống như Việt Nam, bánh nướng và bánh dẻo chính là linh hồn của Trung thu ở Trung Quốc

Bánh nướng và bánh dẻo là hai loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ Trung Thu của người Trung Quốc. Bánh thường mang hình tròn tượng trung cho sự đoàn viên, viên mãn.

Việt Nam – Trung thu là lễ hội dành cho trẻ em 

Người Việt ăn mừng Trung thu và xem đó như là lễ hội dành cho trẻ em. Nét đặc trưng của Trung thu nước ta là sự náo nhiệt âm thanh trống, kèn cùng với những chiếc đèn lồng, ngôi sao lấp lánh dưới bầu trời dịu mát của những cơn gió nhẹ và ánh trăng sáng tỏ.

Vào ngày Tết Trung thu, người ta thường tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa rồng, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

Đêm trung thu trẻ em được quây quần, phá cỗ trông trăng, ngắm chú Cuội, chị Hằng

Đêm Trung thu không chỉ là cơ hội cho các em nhỏ vui chơi, thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo mà còn là cơ hội được nghe ông bà và cha mẹ của họ chia sẻ những câu chuyện vui trong cuộc sống đời thường, cũng như cách chuẩn bị một mâm cổ cho ngày Tết Trung thu.

Ngoài ra, cũng giống như Trung Quốc, người Việt ta cũng coi Trung thu là Tết đoàn viên. Vì thế, vào ngày này, ai đi xa cũng sẽ trở về đoàn tụ bên gia đình, người thân.

Phong tục trông trăng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng. Do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng cùng cây đa. Ngày nay, người lớn vẫn thường kể với trẻ em rằng khi nhìn lên Mặt Trăng, sẽ thấy một vết đen hình cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc cây. Người ta tin rằng đó là hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Tổng hợp

Lễ Hội Rước Trăng
Lễ Hội Rước Trăng

Thông báo Lễ Hội Rước Trăng 2017

Kính gửi quý phụ huynh!
Đến hẹn lại lên cứ mỗi độ thu về khắp mọi ngõ xóm đều vang tiếng trống Tùng rinh, tiếng trẻ thơ nô đùa náo nức chuẩn bị đèn ông sao, đèn kéo quân và đặc biệt không thể thiếu những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh và đáng yêu các em đeo tham gia rồng rắn rước Trăng.
Lễ hội rước trăng 2017 là một trong những hoạt động gìn giữ và truyền lửa tình yêu với văn hóa dân gian Việt Nam của Green Art trong những năm qua với mong muốn bồi đắp cho tâm hồn các em nhỏ thêm phong phú. Tại sự kiện các bé và quý phụ huynh sẽ được các thầy cô Green Art giới thiệu về lịch sử Tết trung thu Việt Nam và đặc biệt là được tự tay sáng tạo cho mình một chiếc mặt nạ, đèn lồng để chơi đêm rằm nhé! Cuối chương trình sẽ có những phần quà hấp dẫn được trao cho các tác phẩm mặt nạ và đèn lồng sáng tạo nhất. Đây còn là một không gian ý nghĩa gắn kết các thành viên trong gia đình vào cuối tuần khi cả bố mẹ cùng tham gia sáng tạo kỷ niệm một Tết trung thu đầy niềm vui với con.

Chương trình sự kiện:
8h Đón trẻ và phụ huynh tham gia
8h30 Giao lưu tìm hiểu về Tết trung thu
9h Bắt đầu hoạt động sáng tạo Mặt nạ giấy bồi và đèn lồng gia đình
10h30 Trưng bày tác phẩm
10h45 Trao tặng tác phẩm cá nhân và gia đình suất sắc
11h15 Bế mạc lễ hội
Thời gian 8h30 ngày 1/10/2017
Tại Green Art 2( Mầm Non Hoàng Quốc Việt)
Phí than gia:
– Học sinh Green Art 50.000/hs
– Học sinh và phụ huynh ngoài 100.000/ người đăng ký trước ngày 28/9/2017 qua link: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfRxMtw1xd0kuoHkVbzURrRTFnQYQTCz6JUoaQt7b2myu-3lA/viewform

Hoặc truy cập để biết them chi tết tại website: http://greenart.edu.vn/

Hotline: 0947494720
Trân trong!

TMBTC

Ths. Vũ Xuân Tình

Buổi Học tìm hiểu nghệ thuật Việt Nam Chuyên Đề: “Chất liệu sơn mài truyền thống trong các tác phẩm hội họa đương đại Việt Nam”
Buổi Học tìm hiểu nghệ thuật Việt Nam Chuyên Đề: “Chất liệu sơn mài truyền thống trong các tác phẩm hội họa đương đại Việt Nam”

Buổi Học tìm hiểu nghệ thuật Việt Nam
Chuyên Đề:
“Chất liệu sơn mài truyền thống trong các tác phẩm hội họa đương đại Việt Nam”

Nhằm nâng cao sự hiểu biết của học sinh về chất liệu sáng tác trong nghệ thuật tạo hình, trung tâm nghệ thuật Green Art, tổ chức buổi học cảm thụ nghệ thuật. Chuyên đề chất liệu sơn mài truyền thống Việt Nam trong tác phẩm hội họa đương đại Việt Nam. Thông qua đây các em hiểu biết về chất liệu sơn mài Việt nam và bước đầu tiếp cận cách đánh giá một tác phẩm hội họa, hiểu thế nào chất liệu sơn mài sự khác biệt với các chất liệu trong hội họa ra sao…
Vậy kính mong phụ huynh cho con đến trung tâm đúng giờ thông báo để buổi học của các con được trọn vẹn.
Thời gian: CS1: 8h00 Ngày: 5-/8/2017 học sinh có mặt tại lớp
cs2: 8h ngày 6/8/2017 học sinh có mặt tại lớp
Thời gian trả trẻ: 11h – 11h15 tại lớp
CS 3: 14h
cs4: 13h30
trả trẻ 17h30 tại lớp
Địa điểm học: Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Với thiết minh của Nhà phê bình trẻ Đỗ Thu Hằng.
chú ý Học sinh ngoài tham gia vui lòng đăng ký trước ngày 3/8 hotline: 0947494720 (phí tham gia 100/ người)
Trân Trọng!

Khai giảng Green Club tại KĐT Ciputra Nam Thăng Long
Khai giảng Green Club tại KĐT Ciputra Nam Thăng Long

 

Thông báo báo khai giảng lớp vẽ Green club tại khu đô thị Ciputra

Thời gian khai giảng: 8h30  – 10h30 sáng thứ 7 ngày 5/8/2017

Địa điểm: Banquet room, 1st floor – the links – L1 tower
khu đô thị Ciputra Nam Thăng Long, Hà Hội

Green club với 2 lớp học:

  • Lớp Vẽ trẻ em ( từ 4 – 12 tuổi)
  • Lớp vẽ sơn từ 9 trở lên và người lớn
  • Học phí lớp trẻ em : 3000.000 VND/khóa 3 tháng tuần một buổi
  • Học phí lớp vẽ sơn: 4000.000 VND/khóa 3 tháng tuần một buổi 
  • Được hỗ trợ 100% họa phẩm tại lớp
  • Mọi thắc mắc về khóa học vui lòng gọi : 0947494720
Rồng Rắn Lên Mây – “Về Miền Cổ Tích”
Rồng Rắn Lên Mây – “Về Miền Cổ Tích”

Rồng rắn lên mây – “Hành trình về miền cổ tích”

“Rồng rắn lên mây” là hành trình khơi nguồn sáng tạo từ kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam do Green Art tổ chức thường niên. Một không gian cho Cha mẹ trở lại tuổi thơ, để trẻ con đúng là trẻ con.

 

Tiếp nối sự thành công của mùa trước. “Rồng răn lên mây”  năm nay với hành trình “Về miền cổ tích”, sẽ đưa quý phụ huynh và các bạn nhỏ vào hành trình về xứ Luy Lâu một trung tâm phật giáo – kinh đô của đất nước trong vòng 40 năm (185 – 225). Sỹ Nhiếp lập trường dạy chữ Hán đầu tiên, truyền bá kinh Phật tại trung tâm Luy Lâu, được tôn vinh là Nam Giao học tổ. Ông cho xây dựng một hệ thống chùa dày đặc lấy chùa Dâu làm trung tâm, sau này vào thế kỷ XVII có thêm chùa Bút Tháp.

Thành Luy Lâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành ngày nay. Đây còn là một đô thị cổ diễn ra nhiều hoạt động phong phú của người Việt.

Hành trình “Về miền cổ tích”,  là một chuỗi trải nghiệm đưa quý phụ huynh và bạn nhỏ tham quan khám phá không gian kiến trúc và điêu khắc của 2 cổ tự Dâu và Bút Tháp bên cạnh đóp quý phụ huynh và các con sẽ được tham nhiều trò chơi dân gian có từ lâu đời mà xuất phát của chúng chủ yếu từ những buổi chăn trâu cắt cỏ.

Không chỉ vậy đây còn là một sự kiện trải nghiệm thực tế giúp các bạn nhỏ thành phố tiếp cận một không gian sống khác vẫn đang tồn tại trong lành và giàu giá trị văn hóa. Trong thời đại của smatphone, internet, trò chơi công nghệ… thì đây là hoạt động đem lại nhiều lợi ích.

 

Hành trình sẽ bao gồm 3 mảng chính:

– Hành trình thứ nhất: Khám phá và tìm hiểu không gian kiến trúc chùa Dâu, Bút Tháp.
– Hành trình thứ hai: Hành trình trở lại trẻ thơ và trẻ thơ là trẻ thơ (với rất nhiều trò chơi dân gian tập thể: Rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, trò chơi đối kháng: Bắt chạch trong chum, nhảy cóc, bắt cá trong chậu, ô ăn quan, mốt…(chú ý cảnh đẹp quý phụ huynh nhớ sạc đầy pin máy ảnh và di động để có thể chụp được nhiều ảnh đẹp nhé ..)

– Hành trình thứ ba: Lưu giữ hình ảnh không gian kiến trúc, điêu khắc chùa Bút Tháp.

– Thời gian: Một ngày 23/7/2017
– Địa điểm: Chùa Dâu – Bút Tháp, Thuận Thành, Bắc Ninh

Chương trình ngoại khoá cụ thể như sau:

– 7h10:  Sáng CN ngày 23/7/2017 các bạn tham gia có mặt tại số1 B1 Ngõ 118 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội .
– 7h30’: Lên xe ô tô bắt đầu hành trình “Về miền cổ tích”
– 8h30’: có mặt tại tại chùa Dâu, có 30 phút tham quan khám không gian phật giáo được cho là sớm nhất Việt Nam với thuyết minh của GV Green Art.

– 9h15’: Tiếp tục lên xe về điểm dừng chân chùa Bút Tháp
– 9h30’ Có mặt tại khu quần thể  kiến trúc chùa Bút Tháp với thuyết minh viên sẽ giúp quý vị hiểu thêm về lịch sử nghệ thuật kiến trúc nơi đây.
– 10h30’: Trò chơi dân gian.
– 11h30’: Ăn trưa và nghỉ ngơi.
– 13h30′: Các con chia nhóm theo thầy cô hướng dẫn (10HS/1 GVHD) chọn vị trí vẽ.

– 14h45′: Treo tranh đánh giá.

– 14h45′: Hành trình về tuổi thơ với các trò chơi dân gian.

– 15h45′: Tổng kết trao quà
– 16h10′: Kết thúc chương trình, lên xe trở lại Hà Nội.
– 17h30′: Trả trẻ tại số 1 B1 Ngõ 118 Nguyễn Khánh Toàn

 

Cách thức tham gia đối với học sinh ngoài

*1. Đăng ký qua link sự kiện:http//
*2. Chuyển khoản .(nội dung chuyển khoản: Rồng rắn lên mây) tới TK:Vũ Xuân Tình, 711AB9144032,Viettinbank

*3. Hotline: 0947494720

Lệ phí: 250k. Đối với hs Green Art
Phụ huynh đi theo lệ phí: 300k
Học sinh ngoài: 300k / trẻ

Thời hạn đăng kí: Trước ngày 18/7/2017

Chú ý:
– Phụ huynh chuẩn bị them cho con một bộ quần áo, và mũ áo chống nắng cho các con.
– Học sinh khi đi mang theo bảng vẽ, giấy, màu vẽ, tẩy bút chì.

 

T/M BTC
Họa sĩ – Nhà Điêu khắc
Ths. Vũ Xuân Tình

xem sự kiện trước “Rồng Răn Lên Mây 2016”

Ngày hội sáng tạo chào hè 2017
Ngày hội sáng tạo chào hè 2017
Như một sứ mệnh, Green Art ra đời từ lòng đam mê và sự khát vọng chia sẻ, nơi chúng tôi “Nuôi dưỡng sáng tạo – Truyền lửa -Yêu thương” trong suốt 4 năm qua.
Ngày hội sáng tạo là lời cảm ơn lòng tin tưởng của quý phụ huynh và các bạn nhỏ đã trao cho Green Art suốt thời gian qua.
Các hoạt động trong sự kiện:
Trổ tài chuốt gốm
Vẽ màu cho gốm
Thi vẽ tranh chúng em bảo vệ sinh thái
Rất nhiều phần quà hấp dẫn đang chờ đón các bé trong ngày hội sáng tạo chào hè 2017
Mọi thông tin chi tiết xem them trên website: http://greenart.edu.vn/
hoặc hotline:0947494720
Thời gian: 8h – 11h30
Ngày 11/6/2017
Tại: Green Art 2 (MN Hoàng Quốc Việt) – số 1, lôB1 Ngõ 118/6 Nguyến Khánh Toàn