Danh mục: Bài viết

Workshop vẽ Tranh lụa cùng họa sĩ Vũ Đình Tuấn

Workshop vẽ Tranh lụa cùng họa sĩ Vũ Đình Tuấn

Tranh lụa Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ… Do có cấu trúc dạng lăng kính, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau để tạo nên vẻ óng ánh đặc trưng…Không giống như vẽ trên giấy, màu nước vẽ trên lụa thể hiện rõ ràng sự hòa quyện, mềm mại và linh hoạt. Khi vẽ lụa bằng màu nước, họa sĩ thường vẽ nhiều lớp màu chồng lên nhau. Đặc tính của lụa khiến cho kỹ thuật này trở nên vô cùng đặc biệt, màu đậm là do nhiều lớp màu nhạt tạo nên, và đây cũng là một cách phối màu độc đáo mà ở các chất liệu hội họa khác không có được.

Nội dung của buổi workshop bao gồm:

1. Nghệ sỹ giới thiệu về tranh lụa, giới thiệu những tác phẩm những tác phẩm tranh lụa nổi tiếng thế giới của họa sĩ Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ…họa sĩ chia sẻ kinh nghiệm bản thân với tranh lụa trong nhiều năm sáng tác và thành công với Lụa.

2. Tham dự workshop các học viên sẽ được trực tiếp họa sĩ Vũ Đình Tuấn hướng dẫn kỹ thuật vẽ tranh lụa một cách bài bản từ việc căng lụa cho tới bồi lụa cuối cùng.

Thời gian: 8h – 16h Ngày: 28/11/2019 phí tham gia: 300k/hv có 2 khung lụa 30 x 40 nộp trước 23/11 . Chuyển khoản tới TK: 104000907740 vietinbank nội dung: họ tên + WSH LUA GA CS7

chú ý người tham gia sẽ chuẩn bị 2 phác thảo: 1 tĩnh vật hoa, và 1 bức chân dung.

số lượng tham gia 15 người.hotline: 0947.494.720

link đăng ký: https://docs.google.com/forms/d/1KL_84 KLsE69ZJPwemvtPP5hbZyPAvMCLVoKoR4rI4A/edit

Màu sắc cổ đại: từ tranh hang động đến Cô Gái Đeo Hoa Tai Ngọc Trai

TG. Phan Lặng Yên

Theo Nghiên cứu lịch sử

05fdafc759010b24c7a8b2dbd4179f60

Phan Lặng Yên

  • Tranh Hang Động và màu Ochre

Mục đích của những bức tranh hang động đến hiện nay vẫn không rõ ràng, tuy đây là những sáng tạo đầu tiên của con người, nhưng liệu nó mang mục đích mỹ thuật hay trang trí? Vì các hang động thường là nơi ở tạm bợ trong đời sống du cư, và tranh lại ở những vị trí khó tiếp cận. Nếu mang mục đích “hội họa/mỹ thuật” thì thứ đầu tiên được vẽ phải là con người. Nhưng không, các hình vẽ chi tiết nhất là hình bò, ngựa, động vật: các nguồn thức ăn – với mong ước săn bắt được nhiều hơn (mang màu sắc tín ngưỡng sơ khai). Đồng thời đây là một cách giao tiếp với những người đến hang sau đó: “Tôi đã từng ở đây”. Con người đôi lúc xuất hiện trên tranh, trong cảnh săn bắn, nhưng chỉ bằng vài nét đen đơn giản.

Các bức tranh này được vẽ bằng màu Ochre – kết hợp giữa loại đất/đá son (hoàng thổ) chứa sắt oxide có màu từ vàng, cam đến nâu đỏ, pha trộn với mỡ động vật – là một màu tự nhiên dễ kiếm và bền với thời gian.

altamirabison
2
3

Có một tranh hang động khá độc đáo được tạo bằng cách bôi mỡ lên tường, đặt tay lên rồi thổi bột màu.

informationtech-cavepainting.jpg

Màu này cũng được dùng phổ biến ở Ai Cập cổ đại và tranh tường La Mã

4
5

Đất son đỏ được người Phi châu dùng suốt 200,000 năm qua. Ngày nay các cô gái Himba ở Namibia vẫn dùng phương pháp ấy (trộn bột đất với mỡ động vật) rồi bôi lên người lẫn tóc sau khi bện, tạo nên màu da đỏ rực rỡ độc đáo.

  • Lapis Lazuli – màu xanh quý giá

Lapis Lazuli – một màu xanh ấn tượng nghiền từ một loại đá bán quý khai thác từ từ các mỏ quặng ở Đông Bắc Afghanistan từ thời Đồ-đá-mới, cách đây 9,000 năm. Lapis Lazuli trở thành món trao đổi đắt giá ở nền văn minh lưu vực sông Ấn, nó được tìm thấy trong hầm mộ đương thời ở Mehrgarh (Pakistan), ở Caucasus, thậm chí ở ‘tận cùng thế giới’ Mauritius (Tây Bắc châu Phi), cách mười mấy ngàn km. Sáu ngàn năm sau nó được dùng để vẽ mắt và lông mày cho mặt nạ xác ướp pharaoh Tutankhamun, tác phẩm nghệ thuật cổ đại nổi tiếng nhất.

6.jpg

Cuối trung cổ, Lapis Lazuli đến châu Âu. Vì sự quý hiếm của nó nên thời Phục Hưng, Lapis Lazuli chỉ được dùng (và thành một chỉ dấu) cho các tranh vẽ Đức mẹ.

Sassoferrato_-_Jungfrun_i_bön.jpg

Màu xanh này cũng là một trong những lý do làm nên bí ẩn của bức “Cô gái đeo hoa tai ngọc trai”, Vermeer lúc đó là hoạ sĩ nghèo với 11+4 đứa con. Một cô gái với khóe miệng cười mặc trang phục người hầu trong một bức tranh được chăm chút tỉ mỉ, thay vì các quý ông, mệnh phụ, tiểu thư thuê vẽ như lệ thường thời ấy.

866px-Girl_with_a_Pearl_Earring.jpg

Lapis Lazuli cũng được Van Gogh dùng trong Starry night, lúc này màu đã được đóng tuýp không cần phải tự mài nữa. Thời hiện đại thì có Yves Klein một thời gian dài chỉ dùng duy nhất màu này để vẽ.

8
9

Màu Egyptian-Blue

Các lăng mộ Pharaoh là nơi lưu giữ xác ướp hoàng đế với mong ước được tái sinh nên xác ướp được giữ kèm vô số vàng bạc châu báu và những đồ quý giá. Không những vậy, trên tường hầm mộ còn vẽ kèm đủ loại quan quân, cung nữ, cây trái, cao lương mỹ vị để mang theo. Các màu sắc để vẽ đều sẵn từ đất đá tự nhiên: màu Ochre, màu xanh ngọc, màu trắng đá phấn…. Nhưng có một thứ cần đem theo nhưng không tìm được màu phù hợp: sông Nile. Thời đó màu Lapis Lazuli quý giá đã được mang về từ Afghanistan nhưng lại quá hiếm và đắt đỏ để vẽ lên cả bức tường. Thế rồi sau nhiều tìm tòi, Egyptian-Blue ra đời, đây là màu nhân tạo đầu tiên được biết đến. Đến thời La Mã thì nó ít được dùng dần và đi vào quên lãng, nhưng có lẽ nó được tạo bằng đá xanh ngọc nung với cát sa mạc. Màu nhân tạo đầu tiên không chỉ có ý nghĩa với mỹ thuật mà việc biến được chất này thành chất khác là một bước tiến, một nhận thức lớn của loài người. Nó xác lập nền móng để giả kim thuật ra đời, giả kim thuật tuy ngàn năm thất bại nhưng mang lại vô số phát minh ý nghĩa cho loài người và là nền tảng cho ngành hóa học hiện đại.

11.jpg
12.jpg
  • Những màu sắc từ thời cổ đại khác

Màu đen carbon xuất hiện khi con người tìm ra lửa, rồi tìm ra cách đốt củi thành than nơi kín khí. Họa sĩ mọi thời đại luôn dùng than rồi than chì để vẽ phác trước khi vẽ nét. Chất liệu này hiện diện trong cả sơn dầu lẫn màu nước, đến cả mực in máy photocopy và máy in laser hiện tại. Trước kia, hai màu đen carbon nổi tiếng nhất là đen nho, được tạo thành khi đốt cây và cành nho, màu còn lại có được nhờ thu thập muội đèn.

Một màu đen khác xuất hiện từ thời cổ đại và được dùng đến ngày nay, màu đen-xương. Như tên gọi, nó được tạo thành bằng cách đốt xương hoặc những mẩu ngà voi bỏ đi, sắc đen nhạt hơn nhưng màu sệt hơn. Đây là màu yêu thích của danh họa Rembrandt, như trong tranh chân dung Philips Lucasz này

a.jpg

Cùng thời cổ đại, màu đỏ nâu đậm hơn ba màu Ochre vàng-cam-đỏ là màu umber,  đến từ một loại đá có oxit và hidroxit của sắt và mangan.

b.jpg

Cuối cùng, màu trắng, lime green, thời cổ thì đơn giản là một mẩu đá vôi. Sau này thì có thêm loại “Bianco san Giovanni” (tên một vị thánh tử đạo), được ngâm và thay nước 8 ngày rồi đem đi phơi nắng, tạo nên một hỗn hợp của đá vôi và Ca(OH)2.

GREEN ART CAMP – Trại hè bán trú
GREEN ART CAMP – Trại hè bán trú

GREEN ART CAMP là chương trình sinh hoạt nghệ thuật bán trú cho trẻ em từ 5 – 13 Tuổi

Địa điểm tổ chức: Green Art 1 tại số 38 ngõ 141 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy.

GREEN ART với thế mạnh giáo viên hướng dẫn nghệ thuật và kỹ năng trình độ cao. Trại hè Bán trú hướng tới giá trị cốt lõi là Chăm sóc, trải nghiệm, Sáng tạo và Trách nhiệm.
Trong trại hè các bộ môn nghệ thuật như Mỹ thuật, Âm nhạc và Kỹ năng sống… sẽ được triển khai với nội dung nhằm phát triển tài năng cá nhân và gắn kết tình bạn qua các hoạt động vẽ ngoài trời, dã ngoại, tìm hiểu nghệ thuật trong bảo tàng hay sinh hoạt nhóm…

Các bộ môn chính trong khóa: 

– Mỹ thuật sáng tạo và Mỹ thuật cơ bản

Các hoạt động trong khóa: 

– Kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng thoát khi bị kẻ lạ mặt khống chế, xâm hại…
– Hoạt động nhóm
– Nghệ thuật truyền thống:
+ Em là nghệ nhân làm gốm, trang trí sản phẩm gốm
+ Trải nghiệm In tranh đông hồ
– Vẽ Dã ngoại trên bờ hồ, văn miếu, bảo tàng dân tộc học
– Tìm hiểu nghệ thuật tranh sơn mài truyền thống trong bảo tàng mỹ thuật.

Thời gian khai giảng :

+ Khóa1 khai giảng 3/6  (có thể đang ký ½ khóa) hoặc ttheo tuần)
+ Khóa 2 khai giảng 1/7  (có thể đang ký ½ khóa) hoặc ttheo tuần)
Lịch trại: Từ thứ 2 – 6 mỗi tuần – Đón trả trẻ từ 7h30 – 17h30 hàng ngày.

Thời khóa biểu trại hè Thực đơn trong trại hè Trại hè năm trước

Hạn đăng ký :
+ Khóa1 trước 30/5
+ Khóa 2 trước 30/6
Lệ phí: 5.000.000/khóa 4 tuần, Số lượng 7 học viên/ lớp ( Lệ phí đã bao gồm toàn bộ học phí, học liệu, tiền ăn bữa chính – phụ, chi phí vé thăm quan bảo tàng, dã ngoại )

Chú ý! phụ huynh có thể đăng ký theo tuần với mức hp 1.500.000vnđ

Đăng ký xe đưa đón 2.000.000/khóa

Ưu đãi: 
* Đăng ký và nộp học khóa 1 và 2 phí trước 25/05 và 25/6: giảm còn 4.000.000 đ/khóa

* Giảm 15% cho hai bé đăng ký cùng nhau.

* Giảm 10% khi đăng ký khóa chuyên sâu tiếp theo sau trại hè.

Cách thức đăng ký: qua hotline 0947494720 và Trực tiếp tại số 38 ngõ 141 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy.

Hoặc ĐK Online tại: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSckkVpdmo0OxA004z-NnU5LHGRXCg1ciNEXSeD2YQzhmILRXw/viewform?usp=pp_url

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT. Hotline: 0947.494.720

7 yếu tố cơ bản của nghệ thuật tạo hình Mỹ thuật – Tạo hình

Thuộc lòng các nguyên tắc và các yếu tố của nghệ thuật giúp các nghệ sĩ sắp xếp ý tưởng, tác phẩm của họ và nghĩ về cách người khác phản ứng với những tác phẩm nghệ thuật của mình.

Tất cả các thiết kế, các tác phẩm nghệ thuật đều được hình thành từ 7 yếu tố sau.

  • Hình khối – Form (hình 3 chiều, rộng, cao, sâu),
  • Đường nét – Line,
  • Hình dạng – Shape (2 chiều, rộng và cao)
  • Màu sắc – Color
  • Chất liệu – Texture
  • Không gian – Space
  • Sắc độ – Value.

Hình khối – Form

Hình khối là một trong các yếu tố của nghệ thuật. Hình khối – Form có 3 giá trị để đo đạc là chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Nó có thêm giá trị về chiều sâu so với Hình dạng – Shape

Dưới đây là một số hình khối thông dụng.

Hình dạng – Shape

Hình dạng được tạo thành khi các đường nét gặp nhau. Hình dạng thì phẳng, có 2 chiều là bề rộng và độ cao, một số hình dạng hình học quen thuộc như, hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật, ovan và các hình dạng Organic (hình hữu cơ, phức tạp).

Đường nét – Line

Bạn có thể thấy đường nét ở khắp mọi nơi. Có rất nhiều loại đường nét. Có một số loại phổ biến như: Đường cong, đường thẳng, zigzag, đường đứt đoạn, đường nằm ngang, đường thẳng đứng, đường lượn sóng, đường song song, đường vuông góc.

Màu sắc – Color

Định nghĩa ngắn gọn thì màu sắc là thứ chúng ta thấy do phản xạ ánh sáng của mọi vật quanh chúng ta. Trong tự nhiên cầu vồng được sinh ra bởi ánh sáng trắng bị chia từng phần bởi độ ẩm trong không khí.

Con người đã phát hiện ra ánh sáng trắng có thể chia tách bằng cách sử dụng công cụ như lăng kính quang phổ.

Những màu sắc có thể nhìn thấy qua kính quang phổ là; Đỏ, Cam, Vàng, Xanh da trời, Xanh lá cây, màu chàm và tím.

Ánh sáng trắng bao gồm các màu trên pha trộn với nhau. Các đối tượng có màu sắc khi nó hấp thụ và phản xạ lại ánh sáng. Nếu một đối tượng hấp thụ tất cả các bước sóng ánh sáng thì nó sẽ có màu trắng. Đối tượng hấp thụ các bước sóng, nhưng không hấp thụ màu đỏ, nó sẽ có màu đỏ v.v.

Những người mù màu, hay bị thiếu hụt màu nào đó là do võng mạc không phản ứng với những bước sóng ánh sáng tương ứng.

Chất liệu – Texture

Chất liệu là cái gì đó bạn cảm thấy khi chạm vào. Người nghệ sĩ tạo ra những ảo ảnh của kết cấu thông qua các tác phẩm như tranh vẽ, thiết kế in, nhiếp ảnh v.v.

Cảm giác chất liệu được hình thành thông qua kinh nghiệm của mỗi người. Ví dụ; Nếu bạn chưa từng sờ một chiếc lông vũ thì bạn không bao giờ cảm thấy sự mềm mại của nó trong một tác phẩm bất kỳ.

Không gian – Space

Không gian là sự trống trải, không có gì xung quanh một tác phẩm, hoặc một yếu tố nào đó của nghệ thuật. Không gian có thể có hai chiều, ba chiều, nó có thể sinh ra cảm giác tích cực hoặc tiêu cực.

Nếu bạn (cố ý) sử dụng không gian ít cho tác phẩm của mình, người xem sẽ thấy chật chội, gò bó, bức bối. Ngược lại nếu bạn cho người xem nhiều không gian thì họ sẽ thấy thoải mái, thư thái.

Tất nhiên không phải ai cũng vậy, có những người chỉ cảm thấy an toàn khi ở trong một không gian chật hẹp, và rất sợ khi đối diện với những không gian rộng rãi.

Sắc độ – Value

Sắc độ là độ sáng/tối của một màu sắc. Đơn giản bạn tao ra sắc độ bằng cách thêm vào nó màu đen hoặc màu trắng

Trên đây là những yếu tố cấu thành một tác phẩm nghệ thuật. Vậy để có một tác phẩm đẹp người nghệ sĩ sẽ sử dụng các yếu tố này và kết hợp với các nguyên tắc của nghệ thuật để tạo thành một tác phẩm đẹp.

Vài bí quyết dùng màu của Salvador Dalí

Vài bí quyết dùng màu của Salvador Dalí

Nguyễn Đình Đăng trích dịch

từ “50 bí quyết của tay nghề ma thuật” (1948) của Salvador Dalí

Vì bạn thật may mắn khi có thể đọc cuốn sách này, trong đó không có bí quyết nào có thể được thấy viết ở bất kỳ nơi nào khác, đừng sửng sốt nếu bây giờ tôi tuyên bố với bạn – và đây là Bí quyết Số 25 – rằng hai màu đẹp nhất và có ích nhất hiện tồn tại là trắng và đen, và rằng sự cao quý đích thực trong nghệ thuật của mỗi cao thủ màu sắc phụ thuộc vào kiến thức dùng hai màu này làm nền tảng cho tác phẩm hội hoạ của bạn.(*)

(*) Hãy vào xem một trong những sưu tập ấn tượng nhất của nghệ thuật hiện đại. Nhìn tổng thể toàn phòng triển lãm lớn, tôi đã bị sốc bởi hiệu ứng bao trùm khủng khiếp của màu sắc toát lên từ tất cả những bức tranh kia. Điều này trước hết là do quan niệm gớm guốc về màu có từ trào lưu Ấn tượng, dẫn đến việc loại bỏ gần như hoàn toàn các màu đen khỏi bảng pha màu. Thành ra trong cái vẻ nhuốm tím, nhuốm lam, chen chúc, mụn rộp của tất cả những màu sắc đó, nhất là những sắc độ da thịt, mỗi màu trong chúng đều gợi lên, trước tất cả mọi thứ khác, các trạng thái khó chịu nhất của bệnh da liễu. Rõ ràng những bức tranh đó, được vẽ mà không có bất kỳ hiểu biết nào về lý tính và hóa tính của màu sắc, đã thay đổi toàn bộ ý đồ của các tác giả và có lẽ là những bức biếm họa thảm khốc nhất cho những ý đồ đó.

11022635_1555240988068129_7918486908709380404_n

Sau khi đã khổ luyện vẽ hình hoạ bằng màu nước một màu, tôi khuyên bạn dành sáu tháng để vẽ sơn dầu đơn sắc từ tượng thạch cao mà chỉ dùng hai màu trắng và hai màu đen. Liên quan tới điểm này, tôi phải dạy bạn một điều không phải bí quyết gì đối với mọi hoạ sĩ, nhưng nó sẽ lập tức trở thành bí quyết ngay sau khi được tôi nói ra. Thực vậy, điều được biết này là những phần sáng trong bức tranh của bạn liên quan tới ánh sáng phải được vẽ bằng nhiều vật chất hơn những phần tối liên quan tới bóng tối, tới mức mà những phần tối này không bao giờ có thể đủ mỏng và đủ phi vật chất, trong lúc đối với những phần sáng tôi sẽ cho phép bạn muốn phủ thêm bao nhiêu lớp cũng được, thậm chí để đạt tới độ dày đủ để được coi là “impasto” (các phần vẽ dày và đặc – ND). Được, bây giờ tôi sẽ phải nói cho các bạn biết tên của một màu độc nhất vô nhị và tôi khuyên các bạn – đây là Bí quyết Số 26 – luôn luôn trộn, không ngoại lệ, vàng Naples trong những liều lượng có thể cảm nhận được vào bất kỳ loại bóng tối nào. Đây là màu khí quyển tuyệt vời nhất. Tôi khuyên bạn dùng màu này mỗi khi bóng tối trong tranh của bạn bị không khí, thậm chí những làn gió nhẹ, xâm nhập, nếu bạn vẽ một bức phong cảnh (*).

(*) Vì kim loại có hại cho vàng Naples, bạn sẽ phải ghi nhớ điều đó và không bao giờ trộn màu này bằng dao. Nhưng sự phòng ngừa này vẫn chưa đủ vì lông bút vẽ cắm trong kim loại, có thể tiếp xúc với sơn. Cần có những chiếc bút lông đặc biệt để dùng thứ màu quý giá này, những chiếc bút mà lông được cột trong da cứng phủ varnish.[1]

Và bạn cũng phải biết rằng những màu vàng đẹp nhất có được nhờ phủ aureolin (vàng cobalt – ND) lên vàng Naples.

Như vậy tôi sẽ cho bạn sáu tháng để bạn có thể tự trải nghiệm các hiệu lực của đen và trắng. Liên quan đến điều này, đây là cái bạn phải biết. Trắng bạc [2] khô rất nhanh và che phủ rất đều, và đó là các tính chất bạn cần để dựng nền tranh. Trong khi đó trắng kẽm, tinh tế hơn, nhưng vô hạn lần sáng hơn, phải luôn được sử dụng trong những lượt phủ cuối cùng và phủ lên trên trắng bạc cho bất cứ cái gì cần lộng lẫy – một nụ cười hay một chiếc lông thiên nga. Mặt khác, các màu đen của bạn luôn khô chậm nhất trong tất cả các màu và toàn bộ công dụng của chúng là ở chỗ đó. Hãy tôn trọng tính chất này. Vì hãy biết rằng trong hội hoạ, các màu đen là những màu trong nhất, không phải về mặt vật lý mà trên phương diện độ tinh tế trong các sắc thái của chúng. Thế nên các đại cao thủ hoà sắc như Velázquez đã không ngần ngại dùng nó để vẽ những sắc độ da thịt thuần khiết một cách thanh nhã nhất và thiên đường nhất. Sắc độ của đen ngà voi là ngà rất tinh tế, và sắc độ của đen lam thì lạnh, nhuốm lam rất tinh tế. Các màu trắng của bạn cũng vậy: trắng bạc ấm, trắng kẽm giá băng.

Hòa sắc của một hoạ sĩ giỏi được dựa hoàn toàn trên cách sử dụng các sắc độ ấm và lạnh một cách nhịp nhàng và êm ái. Hãy hiểu rằng người ta biết ngay liệu bạn có phải một đại cao thủ hòa sắc hay không, và đó chính là cách chắc chắn nhất để biết, qua việc cho bạn vẽ một bức tranh chỉ với đen và trắng, trong một màu, được gọi là vẽ đơn sắc, hoặc camaïeu.

Trong khi cách vẽ đầu tiên bạn phải luyện tập là vẽ camaïeu, trước khi bạn bắt đầu làm quen với các bí ẩn khác, hãy hiểu rằng điều kiện cần cho toàn bức tranh là nó phải khô tự nhiên. Bức tranh không phải cánh cửa phải khô nhanh để người ta khỏi dính tay và quần áo vào nó. Đây là bí quyết của tôi: đừng bao giờ dùng bất cứ chất làm khô nào khi vẽ [3], bởi vì Bí quyết Số 27 là ở chỗ phẩm chất của bức tranh là nó phải khô chậm và đều.

Đối với các màu đen, bạn sẽ dùng đen ngà voi để vẽ lót, còn bạn dùng đen lam như dùng trắng kẽm, cho tiếng hát. Điều này chưa bao giờ từng được nói, và bạn có thể coi đó là Bí quyết Số 28 cho hoạ sĩ sành hòa sắc. Bởi vì bạn thậm chí có thể dùng lam đen láng một bức camaïeu vẽ bằng alla prima (vẽ ướt-trên-ướt hay vẽ trực tiếp – ND) với hai màu đen, và màu xám thu được sẽ trong mờ. Trong khi đó, nếu làm ngược lại, tức láng đen ngà voi lên trên đen lam, các màu xám của bạn sẽ bẩn và đặc sệt.

Đó là vấn đề của bạn về hòa sắc – vẽ camaïeu, và làm các sắc độ lam xuất hiện mà không cần màu lam, chỉ bằng chơi các độ đậm nhạt và uyển chuyển của vàng Naples, mà bạn sẽ dùng trong một số phần ấm nhất định của các bóng tối, và sẽ cho bạn ảo giác sáng, ấm của màu vàng trong các phần sáng của các “impasto” bằng trắng bạc. Nếu bạn có thể trở thành bậc thầy trong bài luyện tập này, bài tập không còn là vẽ kiểu camaïeu nữa – để ý nhé! – mà là vẽ kiểu Dalí, thì bạn có thể tự nói với mình rằng bạn biết vẽ!

Minh hoạ

Minh hoạ “Bí mật của hoạ sĩ sành hòa sắc” (1947) của Dalí.
Nửa trái: Vẽ lót. Dung dịch: dầu hạt thuốc phiện (poppy oil), dầu thông (essence of turpentine). Màu: trắng bạc (blanc d’argent), lam da trời (cenruleum), nâu Mars (Mars brown), vàng Naples, lam đen. Bút: bút bẹt, bút quạt.
Nửa phải: Vẽ phủ. Dung dịch: dầu lanh (dầu đọng), nhựa hổ phách (amber). Màu: trắng kẽm, vàng aureolin (vàng cobalt), đen ngà voi. Bút: bút tròn, bút đi nét.

*

Hãy nói cho chính mình rằng ngày hôm nay vẫn có màu vẽ và dầu vẽ đủ tốt để làm nên kiệt tác, và trừ khi bạn có khả năng đặc biệt đối với hóa học, hãy bận rộn với những cách thức thực tiễn và hợp lý để sử dụng chúng. Điều đó không có nghĩa nói bạn không nên làm nghiên cứu thường xuyên về đề tài này nếu bạn muốn. Nhưng hãy để cho nghiên cứu đó nằm trong khuôn khổ thí nghiệm song song với các bức tranh của bạn, mà bạn phải vẽ với hai chân đứng vững chãi trên mặt đất, sử dụng kinh nghiệm rút ra từ thất bại của các thí nghiệm của bạn hơn là từ thành công của chúng, thành công mà tôi khuyên bạn nên cách ly trước khi vội vã áp dụng với quá nhiều hứng khởi trong dòng chảy kỹ thuật hội hoạ đều đặn của bạn, nơi mà các cách thức càng chắc chắn và càng ít bất ngờ càng mang lại cho bạn nhiều phép lạ.

10425468_1555237848068443_2805023470451823281_n

Vậy nên, một mặt tôi khuyên bạn, và toàn tâm toàn ý khuyến khích bạn, hàng tuần mua mọi thứ mà sức người của bạn có thể đào bới được trong các cửa hiệu của những người bán hoạ phẩm và những người bị ám ảnh bởi các dung dịch thần diệu của hoạ sĩ cho dù chúng có hão huyền đến mấy, tới mức biến một phần xưởng hoạ của bạn thành một sào huyệt thực sự của nhà giả kim thuật. Mặt khác, tôi khuyên bạn, đồng thời lại cũng can ngăn với mức độ tương tự, rằng bạn nên sờ tới tất cả trò giả kim thuật và vật lý bệnh hoạn đó chỉ để thử và kiểm tra mọi thứ thôi, bởi có thể dung dịch mà bạn cho rằng phù hợp một cách lý tưởng để tạo nên các lớp láng phi vật chất lại té ra đúng là thứ bạn cần để làm đặc thêm về độ nhớt song đồng thời cũng làm bốc hơi luôn cái mạng nhện của một trong những con nhện quý giá của bạn! Vì thế, hãy làm một phân cách sắc gọn giữa các thí nghiệm và việc vẽ tranh của bạn. Và hãy vẽ bức tranh bằng các phương tiện đơn giản và chắc chắn nhất, hãy để cho số chai lọ đựng varnish, nhựa cây, dung môi và chất làm khô phục vụ bạn chỉ nhằm khẳng định quy luật. Như thế, xưởng của bạn phải được trang bị mọi thứ cho thí nghiệm. Nhưng trong việc vẽ tranh, tôi cấm bạn dùng các chất làm khô, bất cứ loại tinh dầu hay varnish nào, với chỉ vài ngoại lệ rất đặc biệt và quý giá mà bây giờ tôi sẽ liệt kê. Bạn không được dùng chất làm khô trong tranh của bạn trong bất cứ tình huống nào, bởi lẽ nếu bạn vẽ tốt bạn phải không bao giờ cảm thấy sự cần thiết của việc làm tranh khô nhanh hơn bình thường khi màu được trộn với dầu để khô. Phẩm cách của việc vẽ tranh không bao giờ là việc trở nên sốt ruột đợi một bức tranh khô. Ngược lại, bạn phải coi đặc quyền độc nhất này của hội hoạ sơn dầu như một sự xa xỉ vĩ đại: có thể tiếp tục tạo hình và lên bóng một cách dài dòng và không vội vàng trên sơn còn ướt, một đặc quyền mà, sau những kỷ luật sắt của đời bạn, sẽ hiện ra như Thiên Đường trước bạn. Vậy thì, hãy tống cổ sự vội vã ngu xuẩn mong tranh khô khỏi các ham muốn của bạn. Một lần nữa, bức tranh của bạn không phải là cánh cửa chặn bạn mà bạn sợ mình bị vấy bẩn khi đi qua, và tác phẩm nghệ thuật của bạn, với mục đích không gì thấp hơn là đạt tới sự bất tử, có thể chờ đợi và khô một cách chậm rãi, và phải là như thế xét từ tất cả mọi sự cần thiết. Bởi lẽ tất cả những vết nứt, vết rạn, ngả vàng hoặc đen, và thậm chí cả các tai nạn thảm khốc hơn nữa, đều bắt nguồn những sự mất cân bằng và thiếu hài hòa lý tính và hóa tính do những tác nhân xúi giục việc khô vội vã gây ra.

Trước khi mời các bạn của mình – những màu sắc – vào dự cuộc khiêu vũ trên bảng pha màu của bạn, hãy bắt đầu bằng việc lên danh sách các màu mà bạn sẽ không mời, và nhân đây, hãy nhớ câu nói dí dỏm mà ngắn gọn của bá tước De Grandsailles [4]: “Các cuộc khiêu vũ được mở cho những người không được mời.” Vậy nên, ngay lập tức, hãy biết tên các màu mà bạn phải cấm cho lên bảng pha màu của bạn bằng một cách rút phép thông công ngầm và im lặng và bởi những lý do vì sao bạn phải loại mọi màu phản trắc, mọi màu không bền, hoặc mọi màu, khi pha trộn với các màu khác, là nguyên nhân thường xuyên đưa đến kết thúc tranh chấp làm hỏng các quan hệ của một sự hài hòa đẹp giữa chúng và rốt cuộc phủ bóng lên sự lấp lánh và độ sáng trong bức tranh của bạn.

Hãy loại bitumen [5] khỏi bảng pha màu của bạn, trừ khi bạn muốn tạo ra, bằng cách trộn nó với các loại sơn cánh kiến, rạn nứt có thể sánh với hiến tượng địa chấn, bởi các vết nứt có thể bằng cách này đạt tới độ rộng vài milimet. Cũng tuyệt đối như với bitumen, bạn phải loại hoàn toàn umber nung (burnt umber). Và đó là vì sự cám dỗ của nó, tính giả dối và bội bạc của nó; cám dỗ bởi nó lôi cuốn nhờ sắc phớt lục đẹp, cái sắc phớt sẽ mất đi theo thời gian, để lại phần dư đen và bẩn; bội bạc vì màu này luôn tái xuất hiện một cách xảo trá và vô phương cứu chữa, làm đổi màu tất cả các lớp tiếp theo, bất kể chúng dày bao nhiêu; và cuối cùng, giả dối vì trên toàn bảng pha màu nó là màu khô nhanh nhất, ngay cả khi được pha thẳng với bất cứ màu nào, nó liền ảnh hưởng tức thì tới sự khô của màu đó, đến mức làm màu này đặc lại và trở nên bướng bỉnh trước mọi cố gắng siêng năng và ước ao nhất của cây bút vẽ của bạn. Hãy biết đó là Bí quyết Số 30 [6].

Sau umber nung, tôi khuyên bạn chỉ thảng hoặc mới mời lục đất (terre-verte hay đất Veronna), nếu bạn không thể thiếu nó, vì sự sang trọng nhỏ mọn và phù du gắn với sự hiện diện của nó, và nếu bạn không quyết định (như bạn cần phải làm) cắt đứt mọi quan hệ với nó, bởi bạn phải không thương tiếc tất cả các màu nào thay đổi tồi tệ theo thời gian. Bạn có thể giữ lòng trung thành cho tình bạn cũ bạn có với cái tên đẹp say đắm của Sienna nung (burnt Sienna) mà vẫn không bị quá nhiều nguy hiểm. Nó tự nhiên trong bản chất, và không thể nói là nó ngả đen, vì khi nó tối đi nó luôn ngả sang màu nâu, thành thử nó tạo ra một thứ lên nước (patina) đẹp.

Nếu, tuy thế, bạn không quan tâm tới yếu tố không thể cân đong đo đếm và, thêm nữa, không thể lường trước, dính dáng tới việc vun xới các mối quan hệ này, bạn có thể thay Sienna nung bằng màu đất Ý (Italian earth). Và tôi không nghĩ rằng bạn có nguy cơ bị mất nhiều đứng trên quan điểm cái tên. Bạn thậm chí không phải đi ra khỏi một nước [7].

Bây giờ, khi bạn đã biết những nhược điểm và sự phản bội của một số màu nhất định, và đó là điều bạn phải nhận thức, tôi sẽ dạy bạn những ưu việt của các màu mà bạn có thể trông đợi vào sự hào hiệp và lòng trung thành của chúng. Đầu tiên chiến hữu vĩ đại và trung thành của bạn, trong thất bại cũng như trong chiến thắng, sẽ là trắng bạc (blanc d’argent), bởi màu này phải tham gia, trong từng giây phút, vào mọi thứ bạn làm, đặc biệt khi bắt đầu, trong nền móng bức tranh của bạn, được gọi là lớp “vẽ lót”. Đây là bí quyết số 31. Tôi đã từng chỉ ra rằng màu này là một tay lành nghề trong việc xây dựng mọi thứ vững chắc, và, có thể nói, nó nhằm đảm bảo không chỉ độ bền mà còn cả sự hôn phối linh thiêng không thể chia cắt của các màu với nhau. Bạn sẽ dùng trắng kẽm dè xẻn thôi, thậm chí cả khi láng lên màu trắng bạc vững chắc của bạn, và như thế nó sẽ vẫn trong sạch vô song (Dalí viết bên lề: Bí quyết thêm. ND), và đây là màu mà với nó bạn sẽ đạt được những màu trắng tuyệt đối nhất trong bức tranh của bạn. Nó là con chồn bạch, là con thiên nga, là mây, là hình ảnh cực thuần khiết mà chỉ võng mạc của các hoạ sĩ mới cảm nhận được bên ngoài những tiếng than vãn và nghiến răng thiên đường và hạ giới của họ.

Bí quyết Số 32 là trong tất cả các màu đỏ màu xuất sắc nhất là đỏ Venetian (Venetian red), vì bạn không thể nào nhận được với bất cứ màu đỏ nào khác nhiều vẻ đẹp, sự huyền ảo, độ tinh vi với những sắc thái không đo đếm được đến thế. Ngoài ra, không một biến điệu (modulation) nào trong số đó có thể bị thay đổi, bởi vì độ bền và sự trung thành của màu đỏ này sẽ đứng vững trước mọi thử thách. Bạn phải yêu đỏ Venetian thật nhiều tới mức niềm say mê của bạn sẽ không còn chỗ nào cho đỏ Ấn Độ (Indian red), là màu, bất chấp giá trị độ bền và vẻ đẹp tự nhiên của nó, không cho bạn điều gì mới sau tất cả những gì đỏ Venetian đã truyền cho bạn. Đỏ Venetian là một màu đục với khả năng che phủ vô song, vì thế bạn sẽ dùng nó đặc biệt cho vẽ lót, trộn với trắng bạc để nhào nặn và xây dựng vững chắc các nền móng tranh của bạn. Trắng bạc, đỏ Venetian và đen lam [8] là ba cao thủ và là những màu chắc ăn nhất để chuẩn bị nền tảng đơn sắc cho các màu sắc vẽ da thịt của bạn.

*

Cái mà bạn phải luôn luôn ghi nhớ là nếu bạn chồng hai lớp màu cùng sắc độ lên nhau kết quả sẽ là màu mờ đục ghê sợ, đặc sệt và thiếu ánh sáng. Mặc khác, nếu lần nào bạn cũng tìm được màu tốt nhất để phủ lên nền của màu khác, cái nền đó sẽ biết ơn bạn vì khoái lạc của sự lộng lẫy trinh nguyên mà bạn đã hiến cho nó, bởi nó khiếp sợ xác thịt đã bị sự lặp lại làm trụy lạc. Ví dụ, nếu trên các sắc độ của da thịt dựa trên màu đất Venetian [8] bạn lại đi phủ một lớp màu đất Venetian mới, kết quả sẽ bẩn và thiếu sự lấp lánh. Nếu, ngược lại, trên màu đất Venetian bạn dùng Sienna nung, màu mới của bạn sẽ trở nên sạch và sáng hơn trước. Nếu bạn tiếp tục lớp màu thứ ba với vẫn màu Sienna nung, bạn lại làm bức tranh của bạn bẩn và đặc sệt, nhưng nếu bạn đi tiếp với những màu ocher (vàng đất), bạn sẽ ngạc nhiên thấy bức tranh của bạn bừng sáng ngay lập tức với một sự rực rỡ mới được thêm vào. Bây giờ bạn đã biết rằng nếu vẽ phủ lên vẫn bằng những màu ocher bạn sẽ phá hủy sự trong trẻo mà bạn vừa từng bước đạt được. Vì thế hãy phủ lên trên đó một lớp cadmium nhạt, và tôi hứa với bạn rằng, nếu ở lớp phủ tiếp theo bằng màu vàng barium mà bạn không nhìn thấy vàng ròng tỏa sáng dưới đầu bút lông của bạn thì điều đó có nghĩa là bất kể bạn làm gì, dứt khoát bạn không thể nào có khả năng rút ra bài học của bí quyết số 43 – tức là bạn sẽ không bao giờ thành công trong việc chế ra vàng trong hội hoạ. Và, hoạ sĩ ơi, tôi khuyên bạn trên mọi quan điểm rằng thà giàu còn hơn nghèo, trong vàng của các dầu mật của ánh sáng và của tiết diện vàng, cả hai đều có những tỉ lệ siêu phàm, một là trong độ nhớt của vật chất, và cái kia là trong hình học của tinh thần. Đúng! Tôi sẽ cho phép bạn dùng trong liều lượng nhỏ sự hòa nhập tối cao giữa các hạt màu của ánh sáng trần gian với nhựa thông Venice (Venetian turpentine), nhưng bạn phải hòa nó với các “dầu linh thiêng” của mình chỉ tại thời điểm cuối cuộc đời bức tranh của bạn, tức khoảnh khắc khi nó chuẩn bị đi vào bất tử.

Dịch xong ngày 2.03.2105
Minh hoạ của Salvador Dalí từ bản gốc cuốn sách
Chú giải của người dịch

Chú giải:

[1] Vàng Naples là hợp chất antimonate chì (II) Pb(SbO3)2/Pb3(Sb3O4)2, vì thế còn có tên tiếng Pháp là jaune d’antimoine (vàng ăng-ti-moan). Bột vàng antimony được dùng bắt đầu từ khoảng 3500 năm trước và được tổng hợp nhân tạo từ khoảng t.k. XVI. Vào năm 1631 màu vàng tương tự được tìm thấy trong khoáng chất từ nham thạch núi lửa Vesuvius tại Naples (Ý), vì thế mà thành tên. Ngày nay, vì antimonate chì độc, chỉ còn rất ít nhà sản xuất chế vàng Naples “xịn”, ví dụ Michael Harding. Hầu hết vàng Naples trên thị trường là mô phỏng, không bị bẩn khi tiếp xúc với kim loại. (Trích từ Nguyễn Đình Đăng, “Màu sơn dầu”). Do cách gọi trong tiếng Pháp, vàng Naples đôi khi bị nhầm với vàng antimony hay vàng Merimée, là hợp chất của antimony oxid chì và chloride oxide chì, do Jean François Léonor Mérimée (1757 – 1836) tìm ra năm 1830 theo công thức cổ Venice. Salvador Dalí khuyên nên loại vàng antimony hay vàng Merimée khỏi bảng màu.

[2] Silver white, tức trắng chì (lead white hay flake white, PW1). Xem mục 1 trong bài “Màu trắng của sơn dầu”.

[3] Siccative hay drier.

[4] Nhân vật chính trong tiểu thuyết “Những bộ mặt được che giấu” (1944) của Salvador Dalí.

[5] Bitumen là tên chung cho các chất do các chuỗi cao phân tử hydrocarbons tạo thành, xuất hiện trong tự nhiên hoặc thu được như sản phẩm chưng cất dầu mỏ. Nhựa đường và hắc ín là hai loại bitumen. Các bậc thầy cổ điển chế màu đen bitumen bằng cách đun chảy nhựa đường trong dầu thông, sau đó hòa dung dịch này với dầu khô, sáp ong và nhựa thông Venice (Venetian turpnetine). Một cách nữa là nung nhựa đường thành xỉ, sau đó tán thành bột rồi đem nghiền với dầu khô, như dầu lanh đun.

[6] Umber là màu khô nhanh nhất trong các màu đất, vì thế thường được các hoạ sĩ, đặc biệt là vào thời Baroque như Caravaggio, Rembrandt, và Vermeer dùng để vẽ lót hoặc láng. Vì umber có độ chịu sáng và độ nhuộm cao, dùng umber quá nhiều khi vẽ lót sẽ làm tranh tối dần khi các màu như trắng chì trở nên trong hơn theo thời gian, khiến sắc tối của umber lót bên dưới lộ ra. Cũng vậy khi dùng umber để láng. Đó là một trong những lí do khiến bức “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci ngày nay hầu như chỉ còn sắc nâu. Cũng vì vậy mà Salvador Dalí khuyên không nên dùng umber. Song đó lại là một trong các lời khuyên cực đoan của Dalí. (Trích từ Nguyễn Đình Đăng, “Màu sơn dầu”).

[7] Nâu Sienna vốn được làm từ đất xứ Siena vào thời Phục Hưng, thuộc Cộng hòa Siena tồn tại từ t.k. XI tới XV tại vùng Tuscany nước Ý.

[8] Có lẽ Dalí nhầm với đen ngà voi mà ở phần trước ông khuyên nên dùng cho vẽ lót, còn đen lam chỉ nên được dùng để láng.

[9] Tức đỏ Venetian.

______________

© Nguyễn Đình Đăng, 2015 – Người dịch giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt. Bạn đọc có thể lưu giữ bản dịch này để sử dụng cho cá nhân mình và chia sẻ miễn phí trên internet. Mọi hình thức sử dụng khác như in ấn, sao chép lại bản dịch này, dù là một phần hay toàn bộ, để phát hành trong các ấn phẩm như sách, báo chí, luận văn, hay nhằm mục đích thương mại (kể cả tại các trang thư viện điện tử trên internet mà để đọc được hay tải xuống người đọc phải trả tiền để mở tài khoản) v.v. đều vi phạm bản quyền nếu không nhận được sự đồng ý bằng văn bản của người dịch.

Salvador Dalí: Bí quyết hoạ sĩ phải trần truồng vẽ và bí quyết của thiên thần

Workshop Tất Niên Sáng tạo với Lợn đàn Sum vầy

workshop Tất Niên
Sáng tạo với Lợn đàn Sum vầy từ tranh dân gian Đông Hồ

Vào mỗi dịp tết đến, xuân về, Tranh Tết đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong cái Tết Truyền thống xưa của người Việt.
Tiếp nối chuỗi sự kiện gìn giữ và tôn vinh văn hóa truyền thống Việt năm nay Green Art tiếp tục tổ chức buổi workshop thực hành với chủ đề “Sáng tạo với Lợn đàn từ tranh dân gian Đông Hồ”. Dẫu chỉ là những tác phẩm đơn sơ nhỏ bé với những sắc màu tươi tắn tự nhiên nhưng ở đó chứa đựng bao tinh thần người Việt. Mỗi bức tranh như mang một thông điệp, một lời cầu chúc cho năm mới gặp nhiều may mắn mà Green Art muốn gửi tới Quý phụ huynh và các học viên.
Tại sự kiện các bé và quý phụ huynh sẽ đươc tham gia vào một không gian sáng tạo với các hoạt động:
– Giao lưu tìm hiểu về trong các dòng tranh dân gian Đông Hồ
– Trải nghiệm quy trình in tranh Lợn đàn
– Thiết kế lịch treo tường ứng dụng từ tranh dân gian
– Làm đèn lồng Tết với bản nét của tranh Gà, Lợn, Vinh hoa, Phú quý …
– Liên hoan Tất Niên
Thời gian 8h15 ngày 27 tháng 1 năm 2019
Tại : Mầm non Hoàng Quốc Việt – Green Art 2 số 1b ngõ 11/6 Nguyên Khánh Toàn, Cầu Giấy, HN
Hotline: 0947494720
T/M BTC
THS. HS Vũ Xuân Tình

7 lý do bố mẹ nên cho con sớm học vẽ

1. Rèn luyện trí nhớ •   Các nhà tâm lý học cho biết những bức tranh mà trẻ vẽ ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để vẽ ra những gì mà trẻ nhìn thấy hoặc gặp trong ngày. •Có thể bức tranh của con không rõ một hình thù hay ý tưởng gì cụ thể nhưng khi người lớn nhìn thấy bức tranh đó thì cũng vẫn nên tỏ thái độ hài lòng. Ví dụ, khi con vẽ một quả táo, có thể sự mô phỏng hình thù quả táo trên bức tranh của con thật kỳ lạ và khác xa thực tế thì điều này cũng không nói rằng con không có năng khiếu vẽ tranh. Các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng sáng tạo ở trẻ nhỏ và sự sáng tạo này mạnh nhất là khi trẻ dưới 5 tuổi.

2. Nâng cao khả năng quan sát •Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con. •Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội tâm và tinh tế hơn so với người lớn.

3. Nâng cao khả năng tưởng tượng •Sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ. •Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc.

4. Giúp trẻ cảm thấy phấn chấn hơn •     Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra việc ngồi vẽ một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt.

5. Vẽ giúp não trẻ hoạt động •    Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông minh hơn. •Trong quá trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn.

6. Quá trình vẽ tranh giúp suy nghĩ của bé phát triển đa chiều •     Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển và khả năng sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu không vẽ.

7. Bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc

   Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con.

50 CÂU NÓI CỦA PICASSO
50 CÂU NÓI CỦA PICASSO

50 CÂU NÓI CỦA PICASSO
1. Những sự tình cờ hé lộ con người
2. Hành động là nền tảng cho mọi thành công
3. Tất cả trẻ con đều là nghệ sĩ. Vấn đề là làm sao vẫn là nghệ sĩ khi lớn lên
4. Một ý tưởng là điểm khởi đầu. Khi bạn triển khai nó, nó được chuyển hóa bởi suy nghĩ.
5. Chúng ta vẽ khuôn mặt bên ngoài, hay bên trong, hay đằng sau?
6. Nghệ thuật là lời nói dối làm chúng ta nhận ra chân lý.
7. Nghệ thuật không phải là sự áp dụng các khuôn mẫu về cái đẹp, mà do bản năng và suy nghĩ có thể cảm nhận được vượt khỏi những khuôn mẫu. Khi yêu một người phụ nũ, ta không đi đo tỉ lệ chân tay của cô ấy.
8. Nghệ thuật là sự loại bỏ những gì không cần thiết.
9. Nghệ thuật gội rửa tâm hồn khỏi những bụi bặm của đời sống hàng ngày.
10. Nghệ sĩ tồi sao chép, nghệ sĩ thực đánh cắp.
11. Màu sắc, cũng như chi tiết, theo sự thay đổi của cảm xúc
12. Máy tính thực vô dụng, chúng chỉ biết cho câu trả lời.
13. Làm học sinh thật dở hơi, chả j hay ho. Chỉ những bậc thầy mới đáng kể, những người sáng tạo.
14. Mọi hành động sáng tạo đầu tiên là một hành động hủy diệt.
15. Mọi giá trị tích cực đều trả giá… thiên tài của Einstein dẫn đến Hiroshima
16. Mọi vật đều kì diệu. Thật kì diệu là khi ta tắm trong nước, không bị tan ra như một miếng đường.
17. Mọi thứ bạn tưởng tượng được đều là thật.
18. Cho tôi một cái bảo tàng, tôi sẽ làm đầy ắp nó.
19. Chúa là một nghệ sĩ. Ông ấy tạo ra hươu cao cổ, voi, mèo. Ông ấy không có phong cách cụ thể nào, Ông ấy liên tục thử nghiệm những mới mẻ.
20. Nếu nghĩ là có thể, thì bạn có thể. Nếu không thì bạn không. Đây là một quy luật không thể bàn cãi.
21. Tôi luôn làm cái mà tôi không thể. Để tôi có thể học cách làm nó.
22. Tôi bắt đầu với một ý tưởng để sau đó, trở thành thứ khác.
23. Tôi không tìm kiếm, tôi thấy.
24. Tôi không tin và sự ngẫu nhiên. Chỉ có những sự gặp gỡ trong lịch sử, không có sự tình cờ.
25. Tôi cảm thấy kinh hoàng khi người ta nói về “cái đẹp”. Đẹp là gì? Người ta nên nói về những vấn đề của nghệ thuật thì hơn.
26. Tôi vẽ như tôi nghĩ, không phải như tôi nhìn thấy.
27. Tôi thích sống như một người ngèo, với rất nhiều tiền.
28. Nếu chỉ có một chân lý duy nhất, làm sao có thể vẽ hàng trăm bức tranh trên cùng một đề tài được.
29. Cảm hứng là có thật, nhưng chỉ khi ta làm việc.
30. Sự thông cảm là nguy hiểm nhất.
31. Công việc của bạn trong cuộc đời là điều hấp dẫn nhất.
32. Tốn nhiều thời gian để trở nên trẻ trung.
33. Tôi mất bốn năm để vẽ được như Raphael, nhưng mất cả cuộc đời để vẽ như đứa trẻ.
34. Tình yêu là điều tươi mát nhất của cuộc đời.
35. Đừng bao giờ để sự phân biệt áp đặt cuộc sống của bạn. Sự phân biệt là phải làm những thứ không thích để được niềm vui trong thời gian nghỉ ngơi của mình. Hãy tìm cách để có niềm vui không phân biệt trong công việc cũng như trong thời gian nghỉ ngơi.
36. Một người phải hành động trong tranh như trong cuộc đời vậy, trực tiếp.
37. Trì hoãn đến ngày mai chỉ những việc mà bạn muốn khi chết vẫn còn dang dở.
38. Mọi người nhìn sự vật và hỏi tại sao. Tôi nhìn vào những điều có thể xảy ra và hỏi sao lại không.
39. Hội họa là nghề nghiệp của một người mù. Anh ta không vẽ những j anh ta nhìn thấy, mà là điều hắn cảm nhận. Là điều hắn tự nói với bản thân về những điều hắn thấy.
40. Hội họa là một cách để viết nhận ký.
41. Điêu khắc là nghệ thuật của những người thông minh.
42. Điêu khắc là lời bình phẩm tốt nhất mà một người họa sĩ nói về hội họa.
43. Một số họa sĩ biến mặt trời thành một đốm vàng, họa sĩ khác biến một đốm vàng thành mặt trời.
44. Sự thành công mang theo mối nguy hiểm. Lặp lại, copy chính mình. Copy chính mình nguy hiểm hơn cả copy người khác. Nó dẫn đến sự khô cứng.
45. Nghệ sĩ là cái máy thu của cảm xúc từ khắp nơi: từ bầu trời, từ mặt đất, từ một mẩu giấy, từ một cái mạng nhện.
46. Kẻ thù của sáng tạo là quan niệm về cái “tốt”
47. Sự hài hòa ẩn giấu hấp dẫn hơn là cái rõ ràng.
48. Càng vững về kỹ thuật, bạn càng không lo lắng về nó. Càng vững về kỹ thuật, càng nên đơn giản về kỹ thuật.
49. Thế giới hôm nay không mang những ý nghĩa gì, sao tôi lại phải vẽ những bức tranh mang “ý nghĩa”?
50. Không có nghệ thuật trừu tượng. Bạn luôn phải khởi đầu với một thứ gì đó. Sau đó bạn có thể lược bỏ mọi dấu vết của hiện thực.

Hình thể, không gian gian và cái nhìn ( bước đầu học vẽ và trình bày tạo hình) P5
Hình thể, không gian gian và cái nhìn ( bước đầu học vẽ và trình bày tạo hình) P5

Tác giả: GRAHAM COLLIER Biên dịch: Vương Tử Lâm Hiệu đính: Phạm Long

PHẦN một. DẤU VẾT VÀ KHÔNG GIAN: NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ HÌNH – NỀN

Chương 1: ĐỐI DIỆN VỚI ký thuật TẠO HÌNH:
Các loại dấu vết và nội dung

II. Ngôn ngữ của những dấu vết tạo hình: Nội dung tự nhiên
Tôi đã từng sử dụng cụm từ “ngôn ngữ của vẽ” với hàm ý ‘bức vẽ tạo nên cuộc đối thoại’ giữa bản thân nó và người xem. Làm quen với cấu trúc thể chất của điểm, đường, và diện cũng giống như học cách làm thế nào để đánh vần và phát âm một số từ căn bản của một ngôn ngữ mới. Bạn không thể trao đổi thực sự bằng ngôn ngữ đó nếu không nắm được nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của mỗi từ ngữ. Do đó, bây giờ chúng ta phải cố gắng nắm được rằng, cũng như với ngôn từ, những ấn tượng tạo hình mang ý nghĩa vượt ra ngoài những biểu thị hoàn toàn cụ thể của chúng. Tầm ý nghĩa vượt cao hơn này chính là “nội dung tự nhiên”. Bây giờ, việc mô tả các khía cạnh cụ thể của những dấu vết vẽ sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc diễn đạt thật chuẩn xác những tham chiếu tâm lý gắn liền với chúng; các điểm màu, đường màu, và diện màu trong thực tế có thể truyền đạt được bản chất tự nhiên của tư duy hoặc có giá trị như sự tương đồng tạo hình cho các trạng thái cảm xúc. Nghĩa là: hiện tượng này cho phép một bức vẽ phản ánh tâm trạng của người vẽ, và vì vậy, đại diện cho một bày tỏ nhận thức và sự nhạy cảm của con người. Khi nói rằng một bức vẽ “có sức thuyết phục” là chúng ta muốn gợi ý rằng tác phẩm này chất chứa nhiều điều bên trong hơn là chỉ có hình thức mang tính tạo hình; chính xác hơn, xét ở góc độ này hay góc độ khác, nó tràn đầy ý nghĩa.

ĐỘNG TÁC VẼ VÀ NỘI DUNG
Tuy nhiên, những vết tích in dấu trên một bề mặt làm sao tự chúng có thể truyền đạt được tư tưởng và cảm xúc mà không hề cất lên bất cứ lời nói nào? Đây là một câu hỏi phức tạp, cũng là vấn đề xuyên suốt toàn bộ cuốn sách này. Câu trả lời sẽ được tìm thấy ở yếu tố năng động trong hành động vẽ – nghĩa là, trong khi vẽ: cơ thể di chuyển, tiến – lui, vận động hoặc tự phát hoặc có chủ ý; sử dụng những lối vẽ có bút lực khác nhau tại các thời điểm khác nhau; nói chung, đó là sự ghép nối hình ảnh thông qua động tác vẽ.
Hãy xem xét vấn đề thế này: Một bức vẽ là sự ghi chép tạo hình bằng một chuỗi các động tác – các họa cụ như bút mực, bút chì, hoặc bút lông đều biểu lộ hướng bút, cường lực nhấn bút, tốc độ di bút, và áp lực của bút trong mỗi động tác. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa nói lên được gì cả nếu ta vẫn chưa hiểu rõ một điều rằng một khi chất chứa niềm khát khao thực hiện một tác phẩm nghệ thuật, sự vận động của động tác vẽ bộc lộ tâm lý thầm kín bên trong của mỗi chúng ta. Bản chất và mức độ của tâm trạng và tư tưởng của mỗi người vẽ sẽ tự động được chuyển hóa thành cái có thể gọi là động thái sáng tạo (creative gesture). Điều này không hề là một ý tưởng gì mới. Cả phương Đông lẫn phương Tây từ lâu đều đã tuyệt đối tin tưởng và nhất trí rằng vào những thời điểm ấy – khi tâm trí được phó thác cho sự hoạt động say mê giàu tưởng tượng – cách thức cử động của cơ thể trong không gian bộc lộ trạng thái của tâm hồn. Thí dụ, khi cơ thể vũ công chuyển động theo các vũ đạo của biên đạo múa, hình dáng vũ điệu tượng trưng cho tư duy và đồng thời diễn đạt cảm xúc. Ở mức độ thấp hơn, trong khi vẽ – do toàn bộ cơ thể không bị cuốn hút quá mạnh tới mức như một vũ công – thì nhịp độ, độ nặng, và tốc độ tiến triển của các dấu vết vẽ có thể giúp truyền đạt bản chất của ý nghĩ và đặc điểm của cảm xúc.
Tôi không đang cố ám chỉ rằng bức vẽ hàm chứa động tác là một dạng múa ballet, hoặc chỉ riêng yếu tố cảm giác vận động cơ thể mới chuyển tải được ý định của người họa sỹ; mà chỉ muốn vạch ra rằng sự vận động cơ thể và tính nhạy cảm của bút pháp là hai phương tiện qua đó trạng thái nội tâm tìm thấy lối thoát và trở nên có hình thù. Cử chỉ vẽ cũng hàm chứa sự đáp ứng theo cách đồng cảm của cơ thể, thể hiện qua sự di chuyển [của bút vẽ] và bút pháp. Vì vậy, khi vẽ, ta hãy mặc cho bản thân say mê với những nhịp điệu riêng, để cho cánh tay, cổ tay, cùng cơ thể ta vận động tự thân hơn là gò ép các cử động vào những khuôn phép khắt khe cốt để đảm bảo có được một mức độ kiểm soát lớn. Điều hết sức quan trọng cần phải nhận thấy ở đây là: ý nghĩa và sức lay động của một bức vẽ, tới một mức độ nào đó, được truyền đạt thông qua hành động ứng đáp (gestural action) [phù hợp tâm trạng] của họa sỹ.
Như vậy, đây cũng là điều tôi muốn nói khi đề cập tới vấn đề nội dung tự nhiên: đó là khả năng của bản thân các dấu vết vẽ trong việc chuyển tải một phần nào cái thần và cái ý của tác phẩm. Eugène Fromentin, trong cuốn Những hoạ sỹ bậc thầy viết vào năm 1876, ở đoạn viết về Rubens, cũng đã nhắc tới điều đó như sau: “Nếu bàn tay lướt đi không đủ nhanh thì không theo kịp được ý nghĩ; nếu sự ứng tác kém xuất thần thì vẻ sinh động sẽ giảm đi; nếu tác phẩm càng có vẻ lưỡng lự hơn, miễn cưỡng hơn hoặc ít quyết đoán hơn thì rất có thể nó sẽ trở nên vô cảm…”

LỐI VẼ BIỂU CẢM VÀ LỐI VẼ Ý NIỆM
Phân loại các nỗ lực truyền tải nội dung trong các môn mỹ thuật thành hai xu hướng chính là việc cần thiết, và tất nhiên, không được quá đơn giản hoá. Hai xu hướng đó là: vẽ theo lối biểu cảm và vẽ có ý niệm. Căn cứ vào hành động vẽ và những yếu tố tạo hình được sử dụng, hai lối vẽ này được phân biệt như sau:
– BIỂU CẢM (Expressive): tìm cách diễn đạt các trạng thái cảm xúc – sức mạnh trong tâm trạng hay phẩm chất riêng biệt của cảm xúc.
– Ý NIỆM (Conceptual): tìm cách đưa ra bản chất của tư duy – những tiến trình trí tuệ – sao cho càng dễ hiểu và có cấu trúc càng tốt.

 

h1-8

H.1-8. Eugène Delacroix. Hổ. Bút sắt và màu nước. Bảo tàng Bonnat, Bayone, Pháp

Chúng ta hãy quan sát hai bức vẽ để thấy việc xử lý tạo hình đã bao hàm được nội dung như thế nào. Delacroix khâm phục Rubens, và cách vẽ của chính ông cũng có nhiều điểm chung với bậc thầy nghệ thuật hội họa Flemish. Nghiên cứu bức Con hổ của Delacroix (H. 1-8) và hãy ngẫm xem liệu bạn có thể “cảm thấy” sức sống trong bút pháp của Delacroix bằng ngôn ngữ của các loại dấu vết khác nhau đã được sử dụng hay không. Liệu phẩm chất tạo hình này có thể miêu tả bằng lời, ví dụ như khẩn trương, kịch tính, đe doạ, uyển chuyển, và lấn lướt được không? Kê ra một bảng danh mục dài hơn thì dễ, nhưng một vài từ như thế cũng tạm đủ, vì tất cả đã thể hiện một gợi ý nào đó về tâm trạng, một trạng thái của cảm xúc. Song, hãy gạt từ ngữ sang một bên, chúng ta có thể thấy rằng đây là một bức vẽ biểu cảm: các cảm xúc của người hoạ sỹ đã được khơi lên bởi con hổ, và chúng ta có thể nắm bắt được tác động từ đặc điểm của chính bản thân những dấu vết vẽ. Mặc dầu cái ý niệm về con hổ như là một đối tượng theo nhận biết hình thể, và là mãnh thú theo hành vi, đã được nhận thức đầy đủ, nhưng, suy cho cùng, chính bản chất biểu cảm của bức vẽ, là đặc điểm vượt trội hơn cả. Hãy thử tưởng tượng Delacroix lúc đang vẽ, bàn tay di chuyển trên trang giấy trong khi ấn mạnh ở chỗ này, buông lỏng ở chỗ nọ, làm cho bút sắt và bút lông nhấn nhá lên xuống rồi vuốt theo đường đi của chúng trên phần nền với những nét đầy sinh lực ở những thời điểm đường nét uốn lượn và buông thả gợi cảm, còn tại những chỗ góc cạnh hay đỉnh nhọn khác thì lại bộc lộ vẻ do dự, ngập ngừng. Động tác vẽ đã mang tới cả tốc độ lẫn trạng thái rón rén cho các đường nét; những diện màu có hình thù lan tỏa theo sự đồng cảm với chúng. Hình vẽ này, cho đến nay, đối với riêng tôi, vẫn là một bức vẽ theo bản năng – trong đó tính biểu cảm đã áp đảo tính ý niệm.
Chuyển sang bức vẽ Bò mộng của Picasso (H. 1-9), chúng ta nhận thấy đã có sự thay đổi hoàn toàn về nhịp độ cảm xúc và cảm giác vận động. Không có gì phải nghi ngờ rằng Picasso đã vẽ bức này với niềm thích thú. Ý niệm của nó đầy chất hài hước – một kiểu ‘giễu nhại’ về sức mạnh cơ bắp và tính đực của chú bò mộng đã được diễn đạt qua lối xử lý hình học mạch lạc, chính xác. Nhưng đây là một kiểu vui đùa trí tuệ hơn là gây cười bình thường. Điều này cho thấy lý do tại sao tôi quy cho tác phẩm này như là một ý niệm, một ý tưởng. Cấu trúc chiếm ưu thế – một cấu trúc dễ lầm tưởng là đơn giản – và được lắp ghép rất tài tình. Nó là một hình dạng được nghĩ ra một cách kỹ lưỡng, kiểm soát rất tốt và đều đặn trong cách vẽ; tiếp nữa, nó cho thấy khả năng phân tích hình thể sinh vật trong tự nhiên của hoạ sỹ trước khi tiếp tục có những phát kiến của riêng mình. Ở đây, ta thấy rất rõ: phong cách tạo hình đã phụng sự lòng đam mê đối với tính chính xác, trong sáng và quy củ; một phong cách của trí tuệ duy lý, đáp ứng các quy tắc có cân nhắc và kiểm soát. Đường nét hầu như rất máy móc, khô cứng, như là kết quả của việc có định hướng chính xác với áp lực dàn đều, không thay đổi; các diện màu bị triệt tiêu, vì thế, khiến cho hình ảnh trở nên phẳng (bẹt) theo hai chiều, điều này hạn chế tính hoạt bát, sinh động và sức sống tự nhiên [của hình ảnh].
Mặc dầu vậy, sẽ là sai lầm nếu cho rằng mỗi bức vẽ đều thích hợp với sự phân loại tách bạch và cứng nhắc như thế. Tất cả các dấu vết tạo hình đều có thể mơ hồ, nhập nhằng. Những nét vẽ nội hàm cảm xúc cũng có thể có cấu trúc rõ ràng đến mức định dạng được hình thể và không gian, và vì thế, phục vụ các nhu cầu nhận thức. Tương tự, những nét vẽ với cấu trúc tạo dựng các ý niệm sẽ có hàm lượng nội dung cảm xúc lớn hơn hoặc ít hơn, tuỳ thuộc vào sắc thái của tâm trạng hoà nhịp theo, cái luôn phải hiện diện ở một mức nào đó, dù là khi đang thực hiện những ghi chép thị giác đầu tiên có tính máy móc nhất trong những đồ án thiết kế.
Vì lý do đó, trong khi ghi nhớ hai loại nội dung phổ biến – biểu cảm và ý niệm – là rất hữu ích, chúng ta cũng nên nhớ rằng người nghệ sỹ có thể thay đổi một cách thú vị giữa hai thái cực này, có thể thay đổi các động tác vẽ nhằm phụng sự cho cái sức mạnh tinh thần đang chi phối, dù đó là lý trí hay cảm xúc.
Một trong những bài tập đầu tiên với những dấu vết cơ bản là các bạn phải cố gắng chủ động tạo các đường nét mang theo cảm xúc và ý tưởng. Vì lý do này – và cũng còn bởi vì cách tiếp cận của chúng ta tới nghệ thuật xuyên suốt cuốn sách này hướng vào việc thực hành trong xưởng vẽ hơn là vào học thuật và lý thuyết – chúng ta cần sử dụng một thuật ngữ liên kết với cả hai: nội dung mong muốn và loại hành động vẽ cần phải có để tạo ra nó. Mỗi thể nghiệm đều sẽ đòi hỏi những áp dụng khác nhau đối với hai lối vẽ mà các bạn sẽ được yêu cầu vẽ thử. Lối vẽ thứ nhất tôi gọi là hành động tự do (free-action) – tham khảo bức Hổ của Delacroix; lối vẽ thứ hai là chính xác có chủ ý (deliberate-precision) – xem bức Bò mộng của Picasso. Những thuật ngữ này mô tả, theo nghĩa đen, hai phương pháp vẽ phổ biến nhất dùng để tạo ra hình ảnh phần lớn thiên về ý niệm hoặc là hình ảnh phần lớn thiên về biểu cảm. Đấy là những lối vẽ cho phép một nhịp điệu vận động nào đó và tính nhạy cảm của bút pháp thể hiện được hình ảnh mong muốn. Khi một người thực tập cách vẽ tự do trước tiên, rồi tiếp theo với thái độ tự kiểm soát ý thức về bản thân nhiều hơn, nhịp điệu và độ nhạy cảm của bút pháp phải thay đổi để thích hợp với những yêu cầu tinh thần đặt ra sẽ trở nên hiển nhiên. Một khi đã trải nghiệm điều này, người vẽ sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá mối quan hệ giữa động tác vẽ, sự xuất hiện những dấu vết mang tính hệ quả, và nội dung mà chúng gợi ra. Vì vậy, nói tóm lại:

– LỐI VẼ HÀNH ĐỘNG TỰ DO phục vụ cho Biểu cảm (Expression) – phóng thích và định hình cảm xúc cùng tâm trạng.

– LỐI VẼ CHÍNH XÁC CÓ CHỦ Ý phục vụ cho Ý niệm (Concept) – tạo dựng cấu trúc tư duy và lý thuyết một cách duy lý.
Bây giờ, chúng ta hãy ngắm một bức vẽ biểu cảm. Khi đối diện với bức vẽ chớp nhoáng Hai dáng người đang đứng (H. 1-10), ta gần như có thể hình dung thấy lúc hoạ sỹ đang vẽ, chém xuống và gạt lên hệt như một kiếm sỹ. Đồng thời, người ta có thể phân biệt giữa các nét vẽ theo lối hành động tự do và những đường chính xác có chủ ý hơn – truyền tải một sự rõ ràng về cấu trúc cho cái ý niệm chung về hai dáng người đứng. Vì vậy bức vẽ này vừa biểu cảm vừa có ý niệm. Theo bạn thì khía cạnh nào chiếm ưu thế hơn?

 

h1-9

H.1-9. Pablo Picasso. Bò mộng. 1946. Tranh in đá. Bản quyền: S.P.A.D.E.M. Paris/V.A.G.A. New York

 

 

h1-10

 

H. 1-10. Henry Moore. Hai dáng người đang đứng Số XV. 1970. Bút sắt với màu nước. Tư liệu riêng của họa sỹ cho phép tác giả sử dụng.

 

Rõ ràng việc phân loại các dấu vết [vẽ theo lối] chính xác có chủ ý sẽ không phức tạp bằng việc phân loại các dấu vết vẽ theo lối hành động tự do. Chính xác, xét cho cùng, nghĩa là đúng; và điều này không cho phép có quá nhiều thay đổi; trái lại, hầu như bất kỳ điều gì cũng có thể góp phần phục vụ cho động cơ hành động tự do. Do vậy, sẽ rất khó khăn nếu cứ cố gắng đưa ra những ví dụ cho mỗi loại dấu vết được vẽ theo lối hành động tự do, và vì thế, chúng ta đành phải chấp nhận chỉ xem xét một vài thí dụ tiêu biểu.
Hai bức vẽ của Jackson Pollock – xem H. 1-11 và H. 1-12 – cho thấy một số hành động tự do đã được áp dụng trong việc mô tả các hình ảnh phi vật thể (non-objective) hay trừu tượng như thế nào. Nghệ thuật trừu tượng và biểu hình sẽ bàn tới sau. Cũng để dẫn chứng như một thí dụ về sự tự do tạo hình trong một bức vẽ biểu hình (representational drawing) chúng ta có hình vẽ về ngựa và kỵ sỹ trong bức Tướng quân khải hoàn (H. 1-13), người dũng tướng dường như đã được cụ thể hoá nhờ sự bùng lên bất chợt của những đường nét khẩn trương cùng những vết mực loang chuyển sắc đột ngột. Hành động vẽ tự do và hoạt này khiến cho tính sáng rõ trong nhận thức – và do đó trong ý niệm – trở nên khó nhận biết. Không hề dễ dàng tách riêng các hình vẽ ra khỏi cái bối cảnh không gian mà chúng chiếm giữ; nhưng rồi sự thiệt thòi về mặt này lại được bù đắp đầy đủ bằng sức mạnh kịch tính, đạt được nhờ tính chất mơ hồ thị giác như thế. Ngoài ra, một nỗ lực xử trí tạo hình như vậy làm cho hình ảnh tràn trề bao sinh lực. Không tránh khỏi cám dỗ, tôi gọi Tướng quân khải hoàn là một bức vẽ “như một bản giao hưởng” vì những tương phản sáng và tối được tạo thành bởi các diện có sắc nâu đỏ phong phú, tràn ngập buông lơi đến mức đối lập với cái nền trắng, trình diễn một lối tạo hình tương đương với một sự bừng lên trong âm thanh của nhạc giao hưởng. Đây là một bức vẽ khơi dậy cảm xúc không chỉ vì nó mô tả một vị tướng đã giành được chiến thắng theo lối kể chuyện, mà còn thuyết phục và khích động vì đó là một tác phẩm gồm những đường nét và dấu vết, với sức mạnh tự thân của chúng, khuấy động và gây nên sự mãnh liệt trong tâm trạng.

 

h1-11

H. 1-11. Jackson Pollock. Số 10. Sưu tập của Alfonso Ossorio, Long Island, Hoa kỳ

 

h1-12

H. 1-12. Jackson Pollock. Số 32. Lưu trữ quốc gia Nordrhein-Westfälisches Hauptstaatsarchiv, Düsseldorf. Đức

Nhưng ở H. 1-14 chúng ta lại nhìn thấy mặt trái của vấn đề. Trong bức tranh in khắc theo kỹ thuật ngòi mỏng (drypoint etching) của Takao Tanabe, hoạ sỹ đã chứng minh việc vận dụng phương tiện dụng cụ vẽ thích hợp có thể tạo nên được các nét in chính xác như đã tính toán ra sao. Ở đây, ta thấy một lối cấu trúc đường nét hoàn toàn tương phản với lối vẽ của Jackson Pollock trong bức Số 32 (H 1-12). Bức vẽ của Tanabe thể hiện khả năng diễn đạt đầy đủ bằng những đường nét chính xác có chủ ý, mỗi nét được kiểm soát kỹ lưỡng khi đi thẳng từ điểm này tới điểm kia, không hề uốn lượn, cùng với những thay đổi đều đặn về độ nặng và sắc độ. Do đó, hình ảnh trở nên hoàn thiện nhờ vận dụng các quy tắc hình học một cách duy lý. Không gian được vạch ra rõ ràng; các đường kẻ có độ dài đều đặn, và chuyển động song song với nhau theo chuỗi, như thể được vẽ bằng máy. Chúng ta đang xem một tấm bản đồ, một bản vẽ thiết kế, một sơ đồ … hay là một biểu đồ mô tả sự khúc xạ ánh sáng chăng? Song cho dù bản chất của tác phẩm là ý niệm, nó vẫn không hoàn toàn bị mất đi trạng thái tình cảm. Rốt cuộc, vẫn có một mức độ cảm xúc nào đó hiện diện, trừ những bản vẽ máy móc nhất trong các bản vẽ kỹ thuật; và ở đây ta không khỏi nhận thức ra một điều rằng tính chính xác và trật tự hình học đã tạo ra – gần như là một kết quả phái sinh – bầu không khí yên tĩnh và sự bình thản.
Ý thức được sự khái quát hóa này, bây giờ chúng ta hãy quan sát các đường vẽ lớn hơn về độ nặng và tối hơn về sắc thái có vẻ nhô ra về phía trước – chúng nằm trong một mặt phẳng khác với những nét mảnh hơn và nhạt hơn. Thay đổi độ nặng và sắc thái của đường nét là một cách để những hoạ sỹ ưa dùng đường nét chính xác có thể tạo ra được chiều sâu1. (Ngoài ra, những hoạ sỹ đó có thể làm cho hình hoặc nền nổi khối hơn – bằng cách khai thác hiệu quả của sắc độ sáng và tối, với điều kiện các sắc thái ấy được áp dụng với mức độ chính xác như nhau, để không làm đảo lộn tính sáng rõ của các đường nét đã được thiết lập).

 

h1-13

H. 1-13. Một hoạ sỹ vô danh ở thành Venice, Italy. Tướng quân khải hoàn được vây quanh bởi một hình người đang bay. Đầu thế kỷ 17. Bút lông ngỗng và thuốc nước màu nâu. Bảo tàng FOGG, Harvard University / Bequest – Meta and Paul J. Sachs.

Để lấy thí dụ về cách vẽ chính xác trong một tác phẩm, chúng ta trở lại với bức vẽ Anh hề ngồi (H. 1-15) của Joan Gris. Khác với H. 1-13, Gris không sử dụng những đường nét hoặc dấu vết thừa, chỉ dùng những đường nét có bản chất cấu trúc. Bởi vậy, tác phẩm này thiếu đi sức sống tạo hình cùng tâm trạng giàu kịch tính thường xuất hiện ở những bức tranh vẽ theo lối hành động tự do. Dù một bức tranh chủ tâm vẽ chính xác có thể không gây cho chúng ta sự phấn chấn, song dẫu sao nó vẫn đạt được một điều gì đó khác. Thông qua tính chất đều đều và chính xác trong đường nét của nó – cái phẩm chất minh bạch về nhận thức mà chúng ta đã lưu ý trong bức tranh in khắc của Tanabe – chúng ta nhận được thông tin chính xác về hình dạng cốt lõi của hình và nền, và vì vậy, có thể lĩnh hội một cách rành rẽ hình thể tổng quát của hình ảnh ấy. Tính đúng đắn (độ chính xác) của lối thể hiện rõ nét này có thể thấy một cách rõ ràng trong H. 1-15. Việc thiếu vắng sự trôi chảy tự do, thiếu những diện màu loang – những thứ có thể làm rối tung mức độ chính xác của đường nét – bổ sung thêm cái cảm giác chung về tính trật tự và đều đặn. So với bức Tướng quân khải hoàn, hình ảnh ở đây hiện ra một cách phẳng, bẹt. Những đường vẽ dường như chỉ phân định các khu vực thuộc khoảng trống (nền vẽ) hai chiều, và đây là đặc điểm của tác phẩm có cấu trúc nghiêm ngặt trong đó phần nền hoàn toàn thiếu vắng những diện màu có chuyển sắc. Tuy nhiên, cũng như ở H. 1-14, những nét nặng và tối hơn nhô ra phía trước, do vậy, tạo ra gợi tả nào đó về chiều sâu và trạng thái vững chắc.

 

h1-14

H. 1-14. Takao Tanabe. Không đề. 1972. Tranh in khắc theo kỹ thuật ngòi mỏng.

 

h1-15

 

H. 1-15. Joan Gris. Anh hề ngồi. Bút mực trên giấy màu da bò. Bản quyền: S.P.A.D.E.M. Paris/V.A.G.A. New York.

Một lần nữa chúng ta phải thừa nhận rằng, so với H. 1-13, bức vẽ của Gris là một ý tưởng thiên về vận dụng trí óc hơn là một tình huống sống động khiến chúng ta phản ứng lại bằng cảm xúc. Vì thế, phong cách tạo hình của nó thích hợp để định hình một nội dung có nhiều tính ý niệm hơn tính biểu cảm. Tuy thế, đừng nên bỏ qua bất kỳ một cảm xúc nhỏ nhoi nào chắc chắn luôn đi kèm với những cảm nhận thị giác về sự rành mạch và trật tự; sự thanh tĩnh vô tư lự đó, chính là cái đặc tính mà những hình ảnh được vẽ thật là minh bạch, sáng rõ luôn có xu hướng gợi ra .

(còn tiếp)

(Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 7/2014