1. Rèn luyện trí nhớ • Các nhà tâm lý học cho biết những bức tranh mà trẻ vẽ ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để vẽ ra những gì mà trẻ nhìn thấy hoặc gặp trong ngày. •Có thể bức tranh của con không rõ một hình thù hay ý tưởng gì cụ thể nhưng khi người lớn nhìn thấy bức tranh đó thì cũng vẫn nên tỏ thái độ hài lòng. Ví dụ, khi con vẽ một quả táo, có thể sự mô phỏng hình thù quả táo trên bức tranh của con thật kỳ lạ và khác xa thực tế thì điều này cũng không nói rằng con không có năng khiếu vẽ tranh. Các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng sáng tạo ở trẻ nhỏ và sự sáng tạo này mạnh nhất là khi trẻ dưới 5 tuổi.
2. Nâng cao khả năng quan sát •Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con. •Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội tâm và tinh tế hơn so với người lớn.
3. Nâng cao khả năng tưởng tượng •Sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ. •Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc.
4. Giúp trẻ cảm thấy phấn chấn hơn • Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra việc ngồi vẽ một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt.
5. Vẽ giúp não trẻ hoạt động • Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông minh hơn. •Trong quá trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn.
6. Quá trình vẽ tranh giúp suy nghĩ của bé phát triển đa chiều • Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển và khả năng sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu không vẽ.
7. Bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc
Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con.